Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hiện tượng “trượt oan” – xin đừng lặp lại

Tạp Chí Giáo Dục

Các trưng ĐH, CĐ nâng đim chun lên cao chót vót đ… đánh trưt thí sinh – câu chuyn tht mà như ba!

Thí sinh làm h sơ nhp hc ti mt trưng ĐH bng hình thc xét tuyn hc b THPT. Ảnh: M.Tâm

“Trưt oan”

Trong hai mùa tuyển sinh ĐH, CĐ gần đây, ngành giáo dục nước ta xuất hiện câu chuyện thí sinh bị “trượt oan”. Sở dĩ hiện tượng đó xảy ra là do một số trường ĐH, CĐ đột ngột công bố điểm chuẩn tăng lên cao ngất ngưởng nhằm đánh trượt toàn bộ thí sinh đã đăng ký dự tuyển vào một số ngành sư phạm, làm nhiều thí sinh dù có điểm thi khá cao vẫn bị “trượt oan” – đúng ý đồ của hội đồng tuyển sinh các trường ĐH, CĐ. Nguyên nhân bởi vì số thí sinh dự tuyển và trúng tuyển chỉ có vài em, mà số lượng quá ít như thế thì không đủ để mở lớp, tổ chức đào tạo; nếu duy trì lớp học thì không đạt hiệu quả kinh tế, do nhà trường khó cân đối từ nguồn học phí. Từ năm 2018, đã có trường sư phạm dùng chiêu “điểm chuẩn ảo” để chủ động loại thí sinh có điểm cao, đã bị phản ứng dữ dội vì không đảm bảo quyền lợi thí sinh. Nhưng năm nay tình trạng trên lại lan ra trên phạm vi rộng hơn. Để đề phòng tình trạng “trượt oan” đã từng diễn ra như trên, tại Hội nghị tuyển sinh ngày 17-7-2019, TS. Nguyễn Thị Kim Phụng (Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) đã khuyến nghị các trường: nếu có quá ít thí sinh không đủ mở lớp, trường cần sớm thông tin để thí sinh thay đổi nguyện vọng. Tránh trường hợp không đủ thí sinh mở lớp, có trường đẩy điểm chuẩn lên quá cao để đánh rớt toàn bộ thí sinh như trong kỳ tuyển sinh năm 2018.

Nhưng tình trạng “trượt oan” vẫn cứ tái diễn ngoài mong đợi, thể hiện sự lúng túng, bế tắc trong các biện pháp, phương thức tuyển sinh, khiến các trường ĐH, CĐ đành phải bất đắc dĩ dùng đến công cụ hạ sách “điểm chuẩn ảo” nhằm mục đích bảo đảm hiệu quả về kinh tế trong tổ chức đào tạo về sau.

Không sai, nhưng hơi… bt nhn

Nhiều ý kiến cho rằng vì các trường ĐH, CĐ đang trong lộ trình tự chủ tuyển sinh nên có quyền điều tiết điểm chuẩn, nâng lên hay hạ xuống mà không sai so với quy chế tuyển sinh hiện hành. Bộ GD-ĐT cũng nhận xét việc nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh do không đủ chỉ tiêu dù không vi phạm quy chế, nhưng trường nên tính đến nguyện vọng của thí sinh.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, thực tế thì tất cả các trường đều mong muốn tuyển sinh được hết chỉ tiêu nhưng một số trường, trong điều kiện quá ít thí sinh trúng tuyển, không đủ số lượng để mở lớp và duy trì lớp học nên đã nâng điểm trúng tuyển lên cao để thí sinh được chuyển sang xét tuyển ở nguyện vọng tiếp theo hoặc tham gia xét tuyển đợt sau. Hiệu trưởng một trường ĐH vừa công bố “điểm chuẩn ảo” năm học này lập luận nghe hết sức nhân văn và có vẻ rất thuyết phục rằng: “Các ngành này chỉ có 2-3 thí sinh trúng tuyển. Trường không thể mở lớp, như thế sẽ thiệt thòi cho các em. Do đó trường đẩy điểm chuẩn lên cao để không thí sinh nào trúng tuyển. Như vậy các em có thể trúng tuyển vào các nguyện vọng khác”. Tuy nhiên, xét từ góc độ đảm bảo quyền của thí sinh, “điểm chuẩn ảo” đã đánh rớt thí sinh tham gia tuyển sinh đợt 1, hoặc loại bỏ nguyện vọng ưu tiên các em đã xác định, mà các thí sinh bị chối bỏ này không hề có lỗi gì.

Chối bỏ thí sinh trúng tuyển thực ra là việc bất đắc dĩ với các trường đang gặp khó khăn trong tuyển sinh. Nhiều ý kiến tỏ ra thất vọng khi các trường ĐH, CĐ dùng công cụ “điểm chuẩn ảo” nhằm mục đích duy nhất là chủ động đánh trượt thí sinh mà không hề có trao đổi, tư vấn gì với các em  – cách hành xử bất nhẫn và phản giáo dục, vốn xa lạ với môi trường giáo dục.

Dù lập luận gì đi nữa, các thí sinh này với điểm thi khá cao, đang tin chắc sẽ trúng tuyển, bỗng bị hụt hẫng, mang tiếng: “Rớt nguyện vọng 1”(!?) và rơi vào tình trạng bơ vơ, muốn trôi dạt đi đâu thì đi mà không hề nhận được sự tư vấn, động viên cần thiết từ trường đã cố tình đánh trượt các em. Dù xét về bản chất thì thí sinh không hề mất đi cơ hội học tập của mình, nhưng rõ ràng thí sinh “trượt oan” đã mang tiếng không tránh né được: điểm cao mà vẫn trượt ĐH!

Mt vài gii pháp

Trước hết, các trường ĐH, CĐ cần rút ra bài học trong công tác tuyển sinh, đặc biệt là cần thích nghi với cơ chế tự chủ và sự điều tiết của xã hội để quảng bá tuyển sinh sao cho thu hút, tổ chức công tác tuyển sinh tốt hơn. Cần “liệu cơm gắp mắm”, xem xét dừng tuyển sinh các ngành ít thí sinh, đừng để tình trạng “nước đến chân mới nhảy” dẫn đến tình trạng “trượt oan” bất đắc dĩ. Dù bản thân các trường phải cân đối từ nguồn học phí, tính toán đến hiệu quả của hoạt động đào tạo, nhưng dưới góc độ đảm bảo quyền của người học, cách làm của các trường là chưa phù hợp khi đánh trượt thí sinh dự tuyển đợt 1 hoặc đánh trượt nguyện vọng mà các em ưu tiên – dù điểm thi của các em không hề thấp, hoàn toàn đủ khả năng trúng tuyển đúng ngành, đúng trường theo nguyện vọng mình đã đăng ký. Nhà trường cần tôn trọng nguyện vọng của thí sinh, nhất là khi các thí sinh đã lựa chọn trường mình để đăng ký xét tuyển.

Sau khi có thông tin về đăng ký xét tuyển ban đầu, nếu trường thấy có nguy cơ không đủ điều kiện mở lớp thì cần thông tin đầy đủ cho thí sinh trước hoặc trong thời gian thay đổi nguyện vọng; đồng thời báo cáo Bộ GD-ĐT đề xuất và hỗ trợ cách giải quyết hoặc thông qua bộ phận quản lý cơ sở dữ liệu để trao đổi thông tin với các thí sinh về khả năng, điều kiện của trường và các phương án mà thí sinh có thể lựa chọn. Bộ GD-ĐT sẽ thể hiện vai trò điều tiết, quản lý Nhà nước bằng cách hỗ trợ, tạo điều kiện cho thí sinh đến những trường đang đào tạo ngành đăng ký học mà thí sinh đủ điểm trúng tuyển, nếu thí sinh lựa chọn; có đơn đề nghị gửi Bộ GD-ĐT và gửi trường xin được xét tuyển.

Đôi điu suy ngm

Hiện tượng “trượt oan” ngoài ý muốn trên đã gây nên bất công cho thí sinh, trường có quyền tự chủ tuyển sinh nhưng không thể đánh trượt những em đủ điều kiện trúng tuyển. Câu chuyện buồn “trượt oan” rất dễ lặp lại trong thời gian tới, ở diện rộng hơn, nếu Bộ GD-ĐT không có biện pháp can thiệp kịp thời. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Bộ GD-ĐT với các trường, tính đến các giải pháp hợp lý để kết hợp hài hòa giữa yêu cầu đảm bảo quyền của thí sinh với quyền tự chủ của các trường.

Hằng năm, tổng kết công tác tuyển sinh, Bộ GD-ĐT cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, điều chỉnh quy chế để đổi mới công tác tuyển sinh sao cho ngày càng hiệu quả hơn và tránh những điều bất cập. Bộ GD-ĐT tiếp tục định hướng cho các trường minh bạch thông tin để thí sinh lựa chọn, khi phát sinh những tình huống không mong muốn thì cần thông qua bộ phận quản lý cơ sở dữ liệu để trao đổi, tư vấn cho thí sinh, để đạt được kết quả đồng thuận, có giải pháp hợp lý, hợp tình, thể hiện thái độ có trách nhiệm của ngành giáo dục đối với thí sinh – trên cơ sở đặt lợi ích của người học lên trên hết.

Thành Dương

 

Bình luận (0)