Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hiện tượng viết sai lỗi chính tả ở học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo viên đang “gò” học sinh viết chữ. Ảnh: HÒA TRIỀU

Ngày nay hiện tượng viết sai chính tả rất phổ biến ở học sinh các cấp. Đặc biệt trong các kỳ thi tốt nghiệp mà báo chí nhiều lần phản ánh khi giáo viên chấm bài. Vì thế bậc tiểu học là bậc học quan trọng, chỉ có bậc tiểu học mới có phân môn chính tả nằm trong môn tiếng Việt, mỗi tuần một hoặc hai tiết tùy theo lớp. Ở đó giáo viên cung cấp cho các em các kiến thức cơ bản về chính tả như các quy tắc viết hoa tên người, tên địa danh, viết hỏi ngã trong các từ láy: Không – sắc – hỏi– huyền – nặng – ngã. Khi nào thì viết âm đầu ng – ngh, c – k, d – v – gi,… từ đó rèn cho học sinh từng lỗi cơ bản tạo thành thói quen khi lên các lớp trên.
Có người cho rằng đã là giáo viên thì không ai viết sai chính tả. Điều này không đúng, vì đâu đó vẫn còn giáo viên viết sai trong giáo án, trong tập học sinh khi có lời phê, trong các biên bản họp tổ… Ví dụ như bài củ, lũng cũng, Võ thị Sáu, Vàm cỏ đông.
Do đó để cho học sinh tiểu học có nền tảng vững chắc viết đúng chính tả khi lên các cấp học trên, giáo viên tiểu học cần phát âm chuẩn, nắm vững các quy tắc chính tả cơ bản và luôn có cuốn từ điển tiếng Việt để tra cứu khi có một từ nào đó mình còn phân vân không biết viết như thế nào cho đúng. Bên cạnh đó, giáo viên còn phải tìm tòi học hỏi, nghiên cứu qua báo chí, dự giờ đồng nghiệp để có phương pháp giảng dạy chính tả cho tốt, truyền thụ cho các em kiến thức chính tả dễ nhớ nhất. Ở các cấp học trên giáo viên không có thời gian để sửa lỗi cho các em do chạy cho kịp chương trình, từ đó các em muốn viết sao tùy ý trở thành thói quen. Hơn nữa ngày nay các em hay sử dụng các từ mà cư dân mạng hay dùng, viết tắt, viết ẩu rồi quen tay khi làm bài thi cũng viết thế làm cho các em sai nhiều hơn.
Minh Thi

Bình luận (0)