Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam: Cần làm rõ khái niệm “xét tuyển sớm”

Tạp Chí Giáo Dục

Hàng lot kiến ngh đưc Hip hi các trưng ĐH, CĐ Vit Nam gi đến B trưng B GD-ĐT trong đó có vic cn làm rõ khái nim “xét tuyn sm” hoc thay đi khái nim này cho phù hp; cn quy đnh thng nht các t hp xét tuyn hp lý, kiên quyết loi b nhng t hp l.

Thí sinh tìm hiểu thông tin để đăng ký xét tuyển sớm vào Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM năm 2024

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam vừa qua có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT để kiến nghị giải pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Đánh giá li các k thi riêng nhm gim hc thêm tràn lan

Theo dự báo của hiệp hội, hoạt động tuyển sinh ĐH từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ có một số khó khăn, bất cập. Cụ thể như phương thức tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT chịu ảnh hưởng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ hạn chế các tổ hợp xét tuyển truyền thống do việc học môn lựa chọn và chỉ được dự thi 2 môn lựa chọn. Xuất hiện hàng loạt trường ĐH tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng dưới tên gọi “đánh giá năng lực”, “đánh giá tư duy” (nhà trường tự quy định nội dung, hình thức và tiêu chí lựa chọn) để phục vụ cho nhóm trường, nhóm ngành tuyển sinh có tỷ lệ cạnh tranh gay gắt.

Bên cạnh đó, hiệp hội cho rằng, phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cũng chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực ngoại ngữ của thí sinh. Từ đó, gây khó khăn và tốn kém cho thí sinh, phụ huynh do các em phải thi cử nhiều lần, phải chấp nhận ghi danh ở nhiều “lò luyện”…  Do vậy, hiệp hội kiến nghị Bộ GD-ĐT loại bỏ những phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng, cần quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển hợp lý, kiên quyết loại bỏ những tổ hợp lạ. Cùng với đó, Bộ GD-ĐT cần làm rõ khái niệm “xét tuyển sớm” hoặc thay đổi khái niệm này cho phù hợp với bản chất của hoạt động tuyển sinh vì hầu hết các thí sinh tham gia “xét tuyển sớm” đều chưa tốt nghiệp THPT. Việc làm rõ khái niệm này sẽ tránh gây nhầm lẫn cho thí sinh, xã hội và các trường ĐH.

Thí sinh thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia TP.HCM năm trước

Đặc biệt, hiệp hội cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT cần đánh giá sự phù hợp của các kỳ thi riêng do các ĐH, trường ĐH tổ chức để đảm bảo không vượt quá chương trình học của học sinh THPT nhằm giảm tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan. Bộ cũng cần chỉ đạo các ĐH, trường ĐH xây dựng những tổ hợp xét tuyển phù hợp yêu cầu đầu vào của ngành học; chỉ được đặt thêm các tiêu chí phụ cần thiết đối với những ngành năng khiếu, ngành “hot”…

Cho thí sinh chn thêm môn la chn?

Về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, hiệp hội nhận định, phương thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm 4 môn. Trong đó, 2 môn toán và ngữ văn là bắt buộc và 2 môn học sinh lựa chọn trong các môn: Ngoại ngữ, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, công nghệ, giáo dục kinh tế và pháp luật. Cách lựa chọn này tạo ra 36 tổ hợp môn.

Hiệp hội kiến nghị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 ra các loại đề khác nhau tuân thủ Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT, chú ý nhóm học sinh có học và không học chuyên đề tự chọn để phù hợp với các đối tượng thí sinh. Bảo đảm công bằng, tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh ĐH và giáo dục nghề nghiệp. Song song đó, tăng thời gian làm bài những môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng “đoán mò” trong dạng thức câu hỏi đúng, sai để các trường ĐH thuận lợi xét tuyển. Đặc biệt, hiệp hội kiến nghị cho phép thí sinh chọn thêm các môn thi lựa chọn kể cả khi không học môn đó trong chương trình nhằm đảm bảo người học phát triển hết năng lực tự học và có thêm cơ hội xét tuyển vào các trường ĐH khi đảm bảo chất lượng đầu vào.

Hip hi các trưng ĐH, CĐ Vit Nam kiến ngh B GD-ĐT cn đánh giá s phù hp ca các k thi riêng do các ĐH, trưng ĐH t chc đ đm bo không vưt quá chương trình hc ca hc sinh THPT nhm gim tình trng hc thêm, dy thêm tràn lan. B cũng cn ch đo các ĐH, trưng ĐH xây dng nhng t hp xét tuyn phù hp yêu cu đu vào ca ngành hc; ch đưc đt thêm các tiêu chí ph cn thiết đi vi nhng ngành năng khiếu, ngành “hot”…

Hiệp hội chỉ ra, đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh phải chọn các môn lựa chọn ngay từ đầu cấp THPT, tức là phải có định hướng chuyên môn sâu ngay từ khi vào trường. Số lượng học sinh muốn được thay đổi môn học lựa chọn trong quá trình học THPT là khá khó khăn do không có các tổ hợp môn học lựa chọn mong muốn hoặc do sĩ số lớp các môn học lựa chọn đã quá đông. Hiệp hội nhìn nhận, việc bắt buộc học sinh ngay từ lớp 10 phải xác định các môn học lựa chọn và hầu hết khó được điều chỉnh trong quá trình học đồng nghĩa với việc buộc các em phải khẳng định sớm hướng chuyên môn sâu. Trong khi đó, học sinh chưa được tư vấn hướng nghiệp đầy đủ ở cấp THCS để chọn ra môn học lựa chọn ở cấp THPT. Rồi từ đó, tiếp tục quyết định chọn cơ sở giáo dục ĐH sẽ đăng ký xét tuyển (trong khi các trường ĐH còn chưa công bố phương án tuyển sinh), đây là một đòi hỏi chưa hợp lý.

Chưa kể, nhiều tổ hợp môn học lựa chọn do trường THPT lập ra có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Điều này dẫn đến chất lượng đầu vào các môn khoa học tự nhiên sụt giảm và hệ lụy là chất lượng các ngành khoa học cơ bản, các ngành khoa học STEM sẽ giảm về số lượng cũng như ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng của hệ thống trong tương lai.

Hiệp hội cho rằng nếu những kiến nghị này được chấp thuận sẽ giúp đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025. Từ đó, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2025. Việc này còn giúp hạn chế sự ảnh hưởng tới chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thc Trân

 

 

Bình luận (0)