Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Hiệp sĩ” xóm chài

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ngoài kia là mưa. Phía trên cu, đoàn ngưi như đàn kiến cn mn sc s sc màu. Trong đây là đi tm b. Tôi nm gi tay trong con ghe chòng chành như nhng phn ngưi bt an, trôi dt, có l cuc đi, âu cũng là mt chuyến rong chơi…

“Hip sĩ giao thông” t hào vi bng khen mà ông tng đưc UBND Q.Bình Thnh trao tng

Xóm chài nằm ngay dưới chân cầu Bình Lợi, đoạn nối giữa Q.Bình Thạnh và Q.Thủ Đức. Tồn tại bao đời nay cùng với sóng nước sông Sài Gòn, neo đậu bao số phận, là nơi ra đi và trở về của biết bao kiếp con người.

T bt cá đến ngh ghe “ôm”

Tôi ghé xóm chài khi cơn mưa chiều Sài Gòn đang mù mịt. Sài Gòn đang mùa mưa, hễ mưa là xối xả. Ghe nhà chú Ba Chúc (Nguyễn Văn Chúc), 60 tuổi được phủ xung quanh bằng bạt để che mưa, nhìn trong mưa như một ảo ảnh. Tôi xin xuống ghe trú mưa, chiếc ghe ọp ẹp khẽ rung như oằn mình đón người lạ.

Chú nói, chú sống ở đây đã ngót 40 năm. Từ thời cha ông chú đã theo nghề cá, rồi chú lấy vợ, cũng chỉ biết đến nghề cá và con nước. Năm người con chú lần lượt ra đời, lớn lên, dựng vợ gả chồng cũng trên chiếc ghe này.

Vợ chú, cô Nguyễn Thị Hinh (58 tuổi) ngồi trong lòng ghe, với tay bật chiếc đài radio, kêu, đến giờ nghe chương trình 60s rồi, toàn những chuyện cảnh giác, nghe mà sợ. Chiếc đài kêu rè rè như bị tắc nghẹn. Cô gọi với chú “anh vào sửa giùm em” ngọt như những đôi đang yêu vậy. Vợ chồng cô chú đều người gốc miền Bắc, sinh ra ở Sài Gòn, uống nước Sài Gòn suốt cả cuộc đời mà vẫn chẳng đổi thay giọng.

Cô kể, thời con gái, nhà cô trên bờ, nhưng phải lòng chú, khi ấy là anh chài lưới, theo chú nên xuống nước sống. Sống với nhau mấy mươi năm trời, nghèo rơi nghèo rụng mà cô chú chưa một lần cự cãi. Bởi lẽ “mình nghèo nên mình phải thương lấy nhau thôi”.

Chú kể, ngày trước cách đây chừng chục năm, khi con nước chưa bị ô nhiễm nặng như bây giờ, mỗi bận chú đi đánh lưới là dư cá ăn, cá bán. Nhưng giờ, phải đi xa, lên tít đầu nguồn mới may ra có chút cá vụn, chẳng đủ để ăn nói gì để bán. “Ngày ấy, bạn ghe nhiều lắm. Xóm chài có đến trên chục nhà, sống quây quần bên nhau, vui vẻ và thuận hòa. Giờ thì người ta lên bờ kiếm nghề khác sống vì sông không nuôi được họ nữa”- chú Ba Chúc nghẹn ngào nhớ lại.

V chng ông Nguyn Văn Chúc và mt góc xóm chài dưi chân cu Bình Li

Mấy năm nay, nhà chú sống chủ yếu bằng nghề ghe “ôm”, ai kêu gì làm đó, khi thì đi đổ cá, khi thì chở phụ xà lan, chở xà bần, ngày cũng được vài ba trăm, tằn tiện thuốc thang cho vợ bị bệnh tiểu đường. Còn nghề cá, chú làm chơi chơi bởi đã là cái nghiệp, không bỏ được.

Mưa càng lúc càng nặng hạt. Tiếng cát-xét ồ ồ nghe không rõ tiếng. Chiếc ghe chòng chành khiến tôi chóng mặt. Cô Hinh kêu, con mệt thì cứ nằm xuống, đừng ngại.

“Hip sĩ giao thông” cu ngưi

Trong chiếc ghe tồi tàn, không có gì ngoài hai tấm bằng khen “Hiệp sĩ giao thông” được Ủy ban Nhân dân Q.Bình Thạnh trao được treo trang trọng trên tường ghe. Khi được hỏi, chú cười xòa nói, chẳng có gì nhưng quận đã trao nên phải trân trọng đón nhận.

Vì sống trên ghe từ lúc lọt lòng, quen con sông con nước, chú nói mình giờ là con rái cá rồi. Bởi hiểu con sông khúc nào hiền hòa, khúc nào dữ dội nên chú cứu người cũng dễ dàng hơn. “Ban đầu cứu người cũng sợ lắm, khi ấy còn là thanh niên, thấy người lâm nạn thì ra tay nghĩa hiệp. Nhưng càng về sau, càng thấy đó là việc thiện nên làm”.

Hỏi rằng, chú có nhớ đã cứu được bao nhiêu người rồi không? Người đàn ông tuổi lục tuần thật thà nói, không nhớ mà cũng không bao giờ bận tâm, có ngày cứu tới 2-3 người nhưng thường thường thì mỗi tháng một vài bận. “Người ta tự tử đa phần là thất tình, không chồng mà chửa, làm ăn thua lỗ, đề đóm nợ nần… Khi mình vớt được người ta lên bờ, xức dầu nóng, thay áo quần rồi đợi người ta tỉnh dậy mới hỏi sự tình mà khuyên bảo. Lúc đó, người ta ngộ ra, cho mình địa chỉ nhà, mình lại kêu xe ôm đưa về tận nhà. Còn đối với những người vắn số thì mình kêu công an xuống để còn tìm thân nhân” – chú chia sẻ.

Cũng có những trường hợp, mình chậm hơn “Hà Bá” một bước. Y như rằng, đêm đến vợ chồng thao thức suốt cả đêm. Rồi canh cánh trong lòng tìm xem chừng nào họ nổi mà giúp đưa thi thể họ đoàn tụ về gia đình.

Cứu bao nhiêu mạng người khỏi tay “Hà Bá”, thế nhưng cũng có lần chú Ba Chúc suýt lại trở thành nạn nhân của “Hà Bá”. “Lần đó ông ấy nhảy xuống cứu một người đàn bà tự tử. Khi đẩy bà ấy lên bờ thì bà ấy lại cứ nắm tóc lôi ông ấy xuống. Lúc lên được đến bờ, mặt ông ấy xanh lét, tay chân còn run lẩy bẩy” – cô Hinh nhìn chồng, ngậm ngùi kể.

Sau bận đó, cô nhất quyết bắt chú buộc dây vào tay mỗi lần đi cứu người để nhỡ ra còn cứu được.

Rồi cô chỉ cho tôi xem mấy tấm ảnh được dán lên trên ghe, giọng không giấu được niềm vui, cô nói đây là con nuôi cô chú. Trước là người được cô chú cứu trong lần sửa nhịp cầu Bình Lợi nên anh nhận luôn cô chú làm bố mẹ. Năm 2015, anh mua hẳn vé máy bay mời cô chú ra ngoài Hà Nội chơi. “Thêm một người con là thêm biết bao nhiêu niềm vui con ạ” – cô Hinh hồ hởi nói.

Trời dần tạnh và hửng nắng. Cô Hinh nằm xuống cạnh tôi, nói chú vén bạt lên. Mắt đăm đăm nhìn về phía cây cầu Bình Lợi, cô tâm sự “bao nhiêu năm cứu người nên thành thói quen, đêm đến chốc chốc lại tỉnh giấc nhìn lên cầu. Cứ có người đứng ở đó là lay ông ấy dậy, kêu ông ấy chuẩn bị, vì đêm hôm mà đứng một mình trên cầu thì chỉ có là nhảy cầu. Khi ông ấy lên ghe, cũng là lúc đầu cầu nghe tiếng ùm một cái”.

Tôi nằm nghe, cứ hình dung ra cảnh người đàn bà nằm trong ghe, bốn bề sóng nước mênh mông, mắt thao thức. Và cứ băn khoăn tự hỏi, giữa cái bốn bề tồi tàn và hoang mang ấy, người ta lại có thể sống mà an nhiên, mà tư lự vậy sao?

Xôn xao xóm chài

Mưa tạnh. Trời hửng nắng rất nhanh. Tôi trở dậy ngồi ra ngoài mép ghe. Ghe kế bên, gia đình anh Nguyễn Ngọc Ái và cậu con trai lớn cũng vừa đi kéo lưới về. Nay mưa, cá vào lưới ít, chỉ vài ba cân cá vụn. “Bán đi chừng trăm ngàn” anh nói, công cả buổi cha con anh kéo lưới xa bờ.

Gia đình anh Ái sống ở ghe cũng vài chục năm nay, dưới anh còn mẹ già, vợ yếu và con thơ. Cũng như nhà chú Ba Chúc, vì chẳng thể lên bờ, nên gia đình anh cứ bám mãi lấy ghe, lấy sông để sống. Con trai anh chừng 12 tuổi thay vì theo chúng bạn đến trường thì thường ngày cùng cha đi kéo lưới. Cái nghèo vì thế mà cứ mãi đeo mang.

Cô Hinh lục đục bữa cơm chiều. Nay có cá kho tộ. Sau mưa, gió sông thường lớn. Gió cứ không ngừng lùa qua căn ghe trống hoang hoác làm bếp lửa của cô nhóm lên lại tắt liên hồi.

Không biết có phải vậy không, nhưng có điều mà tôi tin chắc là chẳng ai muốn bám ghe đời đời để sống, để chòng chành đời con nối đời cháu, nối đời chắt, lắt léo chòng chành. Mà bởi vì họ nghèo, họ chẳng có đất dung thân nên mới bám ghe để sống. Và bám ghe thì mãi cứ nghèo…

Vẫn biết, họ hiểu điều đó hơn ai hết nhưng họ vẫn cứ bám ghe. Bởi đó là cái kế sinh nhai, là cái nghiệp đã trót đeo mang. Họ nói, họ lên bờ như người say sóng…

Chiều xuống, quanh chén trà suông, những người đàn ông xóm chài nhỏ kể cho nhau nghe về thời hoàng kim xa xưa, thời mà con tôm con cá còn sẵn. Họ nói về những ước mơ về cuộc hành trình kiếm sống dài dằng dặc. Bữa cơm chiều rựng khói. Tôi chỉ thấy nhòe nhòe trước mặt một màu khói…

Đ Giang Quân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)