Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hiểu để yêu thương nhiều hơn!

Tạp Chí Giáo Dục

Ti chương trình “Hành trình hiu v nhau” do hi Pflag Vit Nam t chc vào ngày 22-10-2017 TP.HCM, các bn tr trong cng đng nhng ngưi đng tính (LGBT) đã có bui gp g và chia s tâm tư vi cha m mình. Đây là dp đ ph huynh hiu con nhiu hơn, yêu thương nhiu hơn và cùng đng hành vi con trong “Hành trình đưc tr v là chính mình”.  

Các bn trong cng đng nhng ngưi đng tính đang chia s ti “Hành trình hiu v nhau”

Nhng come-out c tích

Được sống là chính mình tưởng như là điều rất đơn giản, nhưng với những người đồng tính lại là một cuộc đấu tranh lắm gian truân. Tuy nhiên, gian nan và thử thách không thể khuất phục được những người đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc “chinh phục” sự cảm thông, tình yêu thương của gia đình và cộng đồng, xã hội. Để có được “đáp án” hạnh phúc đó, các bạn trẻ đã phấn đấu học tập tốt, làm việc tốt, trở thành người có ích cho xã hội. Những cuộc come-out (công khai) “cổ tích” được chia sẻ tại  “Hành trình hiểu về nhau” vừa qua là những minh chứng rõ nét.

Là một trong số 5 bạn trẻ được mời lên giao lưu, Nguyễn Đăng Khoa (25 tuổi), hiện là giảng viên của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết, anh là cháu đích tôn, niềm tự hào của gia đình và dòng họ, nhưng mẹ anh đã choáng váng khi phát hiện tình cảm của con dành cho một người bạn trai cùng lớp trong cuốn sổ nhật ký cũ hồi cấp 2. Trong suốt 5 năm ròng rã, Khoa luôn trong trạng thái lạc lõng, cô đơn, thường ở lại trường và nhiệt tình với công tác xã hội vì ngại phải đối diện với không khí lạnh lẽo trong gia đình. Trong khi mẹ đưa Khoa lên chùa, đến bác sĩ y khoa, bác sĩ tâm lý và thất vọng khi nhận tất cả các kết quả đều bình thường, thì Khoa nỗ lực học tập, luôn đạt nhất toàn khóa trong các năm học khi còn là sinh viên, và khi đã trở thành giảng viên, anh cũng luôn nỗ lực trong công tác giảng dạy bằng tất cả nhiệt huyết mình có. Cột mốc quan trọng để anh có được ngày hôm nay chính là lần anh đưa mẹ đến hội thảo về LGBT, cộng với những tìm tòi thông tin tự thân của mẹ và nỗ lực không ngừng của bản thân con, dần dà mẹ đã hiểu bản chất sự việc, yêu thương con trai nhiều hơn và đồng hành với con trên mọi nẻo đường.

Cũng cảm thấy khác thường khi chỉ thích chơi búp bê, chơi với bạn gái, em Phan Minh Nhật (22 tuổi) hiện đang là họa sĩ hoạt hình cho biết, vào tuổi trưởng thành, em đã cảm thấy sợ hãi bản thân khi thấy mình có tình cảm với người đồng giới. Tuy nhiên, bố mẹ em là người đã cảm nhận được điều khác biệt này khi em còn bé, nên đã chủ động “come-out” con mình, luôn ủng hộ và giúp con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Em Phạm Việt Ái (chuyển giới nam) từ khi còn bé đã thích ở trần, mặc quần đùi đá banh với các anh họ và em trai mình. Mặc dù Tết năm nào mẹ cũng tự tay cắt may cho em những chiếc váy đẹp, nhưng cô bé không thích mặc áo đầm, không thích điệu đà, và chẳng bao giờ để tóc dài. Khi vào cấp 3, Ái năn nỉ mẹ đến trường xin cho mặc đồ tây thay vì mặc áo dài như quy định. Vào tuổi yêu, tình cảm của em cũng dành cho một người bạn gái xinh xắn, dễ thương. Chấp nhận, thương yêu và đồng hành với con là những gì mà cha mẹ đã dành cho Ái trong suốt những năm tháng qua.

Chp nhn và đng hành vi con

Để được cha mẹ và gia đình hiểu và cảm thông với mình, theo ông Nguyễn Tấn (bố của một bạn đồng tính nam), thì các bạn trẻ LGBT nên mạnh dạn chia sẻ những khó khăn đang gặp phải để cả hai cùng có những giải pháp giải quyết tốt nhất. Ông khuyến khích các bạn trẻ: “Các con hãy sống tốt và trở thành công dân tốt, sống có ích cho xã hội và mọi người xung quanh”.

Chấp nhận, yêu thương và đồng hành với con cũng là tâm tư và sứ vụ cao cả của những ông bố, bà mẹ đã thành lập nên Hội Pflag Việt Nam. Bà Đinh Thị Yến Ly (mẹ của Nguyễn Đăng Khoa) hiện là chủ tịch Hội Pflag Việt Nam cho biết, Pflag hiện có khoảng 50 thành viên ở các tỉnh thành trong cả nước. Hội cũng đã tổ chức “Hành trình hiểu về nhau” ở nhiều tỉnh thành, “nhằm tạo dịp để các con bày tỏ tâm tư của mình, qua đó giúp cha mẹ hiểu, cảm thông, chấp nhận và yêu thương con mình nhiều hơn”. Bà Tiêu Thị Ái Nhi (Phó chủ tịch Hội Pflag Việt Nam) khuyến khích các bạn trẻ trong cộng đồng LGBT: “Các con hãy sống tốt, học tập và làm việc tốt trong vị trí của mình. Các con hãy nỗ lực phát triển tích cực, góp sức mình bằng những việc làm có ích, cuộc sống có ích, để luôn tạo được niềm tin yêu cho gia đình, cộng đồng, xã hội và mọi người xung quanh”.

Đồng tính không phải là bệnh

Theo ông Ngô Minh Uy (Tổng thư ký Hội khoa học tâm lý và giáo dục TP.HCM), khi cha mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con trai của mình điệu đà, có thể mặc áo đầm hoặc quan tâm tới hình dáng, trang điểm… Tương tự, một em bé gái trước tuổi dậy thì thích chơi đồ chơi của con trai. Tuy nhiên, những hành vi đó không thể nói là những đứa bé đó đồng tính. Mà phải đến tuổi dậy thì, thì mới có sự bộc lộ về xu hướng giới tính và đó là một trong những khía cạnh để khẳng định bản sắc về con người độc lập của đứa trẻ trong giai đoạn lớn lên. Các chứng cứ khoa học không nói rằng đồng tính là do cái gì sinh ra. Đồng thời đồng tính không thúc đẩy làm cho người ta bị suy giảm bất kỳ một chức năng nào của cuộc sống. Do đó đồng tính không phải là bệnh.

Theo PGS. Trần Danh Cường (Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương), đồng tính nam, đồng tính nữ là những cá thể mang kiểu hình nữ, kể cả kiểu gen cũng là nữ (46 XX), và kiểu hình nam, kiểu gen cũng là nam (46 XY). Có nghĩa là về mặt di truyền, về mặt cơ quan sinh dục, cấu trúc giải phẫu đều hoàn toàn bình thường là nam, là nữ, nên đồng tính không thể chẩn đoán trước sinh. Khi một em bé sinh ra đều là nam, là nữ, nhưng trong quá trình phát triển có thể trở thành người đồng tính nữ (Lesbian), hoặc đồng tính nam (Gay). Do đó, đồng tính là một phong cách sống, kiểu sống, một xu thế tình dục và nhận biết về tình dục chứ hoàn toàn không phải là bệnh.

Bài, nh: Vũ Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)