Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hiểu giá trị chữ ơn qua hoạt cảnh

Tạp Chí Giáo Dục

Trưng THPT Bùi Th Xuân (Q.1, TP.HCM) va t chc chuyên đ “Giá tr ch Ơn trong văn hóa phương Nam”. Bng hình thc sân khu hóa đc đáo, chuyên đ đã truyn ti nhng thông đip v giá tr văn hóa, lch s sâu sc đến toàn th hc sinh trong trưng.

Hc sinh, ngh sĩ cùng tham gia trích đon ci lương “Khí tiết Bùi Th Xuân”

Theo diễn giả Hồ Nhựt Quang (Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và Vinh danh văn hóa Nam bộ), chữ ơn vừa quen, vừa lạ. Đặt trong đời sống ngày nay, chữ ơn đang được hiểu một cách lệch chuẩn. “Con người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ ơn của các thế hệ cha anh đi trước, ơn của cha mẹ, thầy cô và cả chòm xóm, bạn bè. Vì vậy, con người sống phải biết trọng ơn nghĩa. Tuy nhiên, ngày nay chữ ơn lại đang được hiểu theo hình thức trả ơn sòng phẳng. Thậm chí, nhiều người dễ dàng thể hiện chữ ơn với những thần tượng của mình hơn là với cha mẹ hay người thân yêu. Chữ ơn phải mang giá trị tinh thần hơn là vật chất. Các em cần hiểu đúng chữ ơn để xây dựng động lực học tập, trau dồi bản thân, làm đẹp cho quê hương, đất nước”, diễn giả Hồ Nhựt Quang phân tích.

Ngoài việc hiểu về chữ ơn, diễn giả Hồ Nhựt Quang còn mang đến cho học sinh những kiến thức văn hóa, lễ nghi của tổ tiên. Bên cạnh đó, học sinh trong trường còn được tìm hiểu nhiều loại hình âm nhạc dân tộc truyền thống Việt Nam từ những chia sẻ của các giảng viên âm nhạc. Đặc biệt, hai trích đoạn vọng cổ “Tiếng nước còn” và “Tri ân Đức Thoại Ngọc Hầu” cùng trích đoạn cải lương “Khí tiết Bùi Thị Xuân” mang đến cho học sinh cơ hội tìm hiểu sâu hơn loại hình nghệ thuật cải lương, qua đó nhắc nhở các em về công ơn của Đức Thoại Ngọc Hầu trong công cuộc mở mang bờ cõi… Theo cô Vũ Thị Ngọc Dung (Hiệu trưởng nhà trường), bằng hình thức sân khấu hóa gần gũi, nhẹ nhàng, chuyên đề là cách để nhà trường giúp học sinh hiểu về giá trị của chữ ơn một cách thiết thực nhất. Ơn ở đây là ơn đất nước, ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô. Từ việc hiểu đó, các em sẽ có những hành xử đúng mực, sống có tình nghĩa, trách nhiệm, cố gắng hơn trong học tập, rèn luyện. “Không những thế, chuyên đề còn là kênh giáo dục học sinh về văn hóa, lịch sử dân tộc để biết quý trọng nếp truyền thống tổ tiên, bồi đắp thêm cho các em giá trị đạo đức. Nhất là cho học sinh hiểu thêm về vị tướng nữ được đặt tên ngôi trường các em đang học tập, từ đó biết tự hào và gìn giữ”, cô Dung nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Đ.Yến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)