Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên chưa như kỳ vọng

Tạp Chí Giáo Dục

Công tác bi dưng thưng xuyên giáo viên hin nay chưa bám sát thc tin đi mi giáo dc và nhu cu ca giáo viên dn đến hiu qu chưa đưc như k vng.


Theo các chuyên gia, công tác bi dưng thưng xuyên cho giáo viên có vai trò quan trng trong giai đon hin nay (nh minh ha)

Bi dưng chưa sát vi thc tin

Từ khảo sát bồi dưỡng thường xuyên trực tuyến ở 21 lớp học của 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ThS. Phan Tấn Chí (Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP.HCM) thông tin, 52,2% giáo viên không tương tác được qua giao tiếp hình ảnh; 49,6% không tương tác được qua giao tiếp nói; 21,7% làm việc song song khi học; 10,4% bài thu hoạch cuối khóa có nội dung giống nhau. Do đó, ông Chí nhìn nhận, những thách thức trong bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đến từ các nguyên nhân: Văn bản pháp luật chưa theo kịp, chưa theo sát thực tế, thiếu tính đồng bộ; lực lượng bồi dưỡng chưa đủ mạnh, chưa nắm rõ thực tế cơ sở giáo dục phổ thông; thiếu giáo viên cốt cán, giáo viên giảng dạy, năng lực công nghệ thông tin của giáo viên phổ thông không đồng đều; thiếu phương tiện, thiết bị, kinh phí… “Thách thức là một bên muốn đẩy nhanh tiến trình đổi mới với nhiều yêu cầu mới để đạt mục tiêu nhưng lại ít hướng dẫn thực hành; bên phía còn lại bị sức ì, thói quen cố hữu, bị áp lực do quá nhiều việc, thiếu thời gian lại phải thử nghiệm cái mới. Để hiệu quả, cần xem xét thách thức, tìm ra giải pháp, trên hết là xây dựng được niềm tin cho giáo viên, thể hiện qua lắng nghe nhiều hơn, cơ chế chính sách rõ ràng và đồng bộ hơn”, ông Chí nhấn mạnh.

Giáo viên Nguyễn Long Giao (Trường THCS Lý Thánh Tông, Q.8) nhận định, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vừa là cơ hội nâng cao chất lượng giáo dục, vừa là thách thức lớn với cán bộ quản lý, giáo viên. Thực tế đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên phải xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung, nhân lực cho hoạt động bồi dưỡng.

Giáo viên này cũng thực hiện khảo sát với 51 cán bộ quản lý và 167 giáo viên tại 7 trường THCS tại các quận 5, 8, Bình Thạnh, Tân Bình và huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè để tìm hiểu về thực trạng bồi dưỡng hiện nay. Kết quả cho thấy: 81,7% cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên hiện nay là quan trọng, rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục; 18,3% đánh giá ở mức độ ít quan trọng. “Chương trình bồi dưỡng giáo viên hiện nay có nhiều đổi mới song chưa phát triển tối đa năng lực của giáo viên gắn với chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Các chuyên đề, chương trình bồi dưỡng còn thực hiện theo quy trình từ trên đưa xuống, ít có nhiều sáng tạo, đổi mới. Hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên chưa đa dạng, vẫn đơn điệu, truyền thống dẫn đến hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra, đánh giá quá trình bồi dưỡng chưa phản ánh được toàn diện kết quả hoạt động bồi dưỡng…”, giáo viên này thừa nhận.

Cn gn kết qu bi dưng thưng xuyên vi chun ngh nghip

Để nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên THCS tại TP.HCM, giáo viên Nguyễn Long Giao đề xuất, trước hết cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ; tổ chức lựa chọn chương trình bồi dưỡng dựa trên hoạt động thực tiễn của giáo viên, đồng thời hướng vào việc hình thành năng lực nghề nghiệp cốt lõi cho giáo viên; cần đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng giáo viên, hiệu trưởng cần phối hợp triển khai theo đơn đặt hàng dựa trên nhu cầu và điều kiện thực tế của trường; cần đổi mới nội dung, hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Phân tích thêm vấn đề bất cập của công tác bồi dưỡng, TS. Vũ Quảng (quyền Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP.HCM) cho hay, chương trình bồi dưỡng chưa đủ đáp ứng các yêu cầu cập nhật, thậm chí chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế theo chức danh, vị trí việc làm, theo đặc điểm riêng vùng miền. Quy mô lớp học thường quá đông với nhiều lứa tuổi, trình độ. Đội ngũ giảng dạy năng lực còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chưa chuyên sâu. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên cốt cán chưa được bổ sung kịp thời, chưa cân đối, chưa phủ hết các môn học, cấp học, không có sự nối tiếp từ mô đun này sang mô đun khác. Công tác đánh giá kết quả thiếu sự phản hồi từ cấp trên. Kinh phí công tác bồi dưỡng còn hạn chế. Đặc biệt, chưa thống nhất về thời gian, hình thức, kiểm tra đánh giá, nhất là với các nội dung tự chọn, dẫn đến giáo viên còn làm qua loa, mang tính hình thức, đối phó, sao chép lẫn nhau từ kế hoạch cho đến thu hoạch.

Để đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, TS. Quảng đề xuất Bộ GD-ĐT, các cơ sở đào tạo, các trường có kế hoạch bổ sung nội dung, lĩnh vực bồi dưỡng theo hướng mở đáp ứng thực tiễn từng địa phương; gắn việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên với việc đánh giá đội ngũ theo chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng; có phương thức đánh giá hiệu quả việc vận dụng kiến thức, kỹ năng được học trong giải quyết các vấn đề thực tiễn ở nhà trường. Tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tạo động lực kích thích sự hứng thú, say mê trong công tác; đặc biệt cần dự toán một khoản kinh phí thích đáng cho công tác bồi dưỡng thường xuyên hàng năm…

Trong khi đó, giảng viên Đào Vĩnh Hợp (Trường ĐH Sài Gòn) lại quan tâm đến vấn đề nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non ở TP.HCM trong bối cảnh hiện nay trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Ông cho rằng đây là vấn đề rất cấp thiết của TP.HCM. Ông Hợp nêu rõ: Áp lực công việc lớn, vất vả kèm theo mức thu nhập chưa cao so với mức sống ở TP.HCM hiện nay khiến nhiều giáo viên mầm non mới ra trường rất dễ nản, khó trụ vững với nghề, dễ chuyển ngành. Các cơ sở giáo dục mầm non khó thu hút nhân lực. Còn tình trạng thiếu giáo viên mầm non tại một số cơ sở giáo dục mầm non công lập, dẫn đến hệ quả là tại một số địa phương, khu công nghiệp, người lao động phải gửi con ở các nhóm trẻ tự phát, không đảm bảo an toàn cho trẻ. “Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp tốt, có phong cách sư phạm đẹp trở thành mục tiêu hàng đầu của giáo dục mầm non, nhằm đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Các trường đào tạo giáo viên mầm non cần có chủ trương thống nhất trong vấn đề đổi mới giáo dục theo hướng tích cực, tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Các cơ sở giáo dục mầm non cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên để có biện pháp phát huy và xử lý kịp thời. Đặc biệt, TP.HCM cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giáo dục mầm non, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập hoạt động đúng quy định”, ông Hợp gợi mở.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)