Ngày 18/10, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cùng nhiều đại biểu đại dịên cho Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại diện các bộ ngành đã cùng ngồi lại góp ý, đánh giá về nội dung Báo cáo thẩm tra việc thực hịên Nghị quyết của Quốc hội về dự án nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.
Thận trọng khi nói hay-dở
Một dự án trọng điểm, được nhiều sự quan tâm và mong đợi, nhưng thời gian thực hiện kéo dài 13 năm, đã tạo không ít ý kiến trái chiều về việc nên đánh giá "cao" về sự tiên phong vượt khó của những người thực hịên dự án, hay "chê" về tiến thực hịện chậm trễ, kéo dài tới 3 nhiệm kỳ Quốc hội và nhiều lần xin tăng vốn đầu tư, từ 1,5 tỷ USD ban đầu năm 1997, lên tới 3,053 tỷ USD khi hoàn thành việc xây dựng nhà máy và đi vào vận hành.
Theo ông Nguyễn Đức Kiên, đối với một dự án kéo dài như thế này, khi đáng giá hiệu quả, kết quả phải lưu ý đến cách đề cập cho “mềm”, đánh giá hiệu quả kinh tế không chỉ là đáp ứng bao nhiều phần trăm nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn là góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân như thế nào. Trong quá trình 13 năm của dự án, trải qua nhiều lãnh đạo khác nhau, nếu khen quá thì dư luậnn không đồng tình, mà chê quá thì phủ nhận công sức, nỗ lực của những người thực hiện.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trao đổi trong giờ giải lao. |
Theo ý kiến của một số đại biểu tham dự: Một dự án do Quốc hội chủ trương thì khi hoàn thành cần đánh giá hiệu qủa của nó. Có thể do thời gian gấp chúng ta chưa đánh giá chứ không phải là vùng cấm không đánh giá. Một dự án chưa quyết toán, chưa kiểm toán thì chưa kết thúc được. Trong báo cáo đánh giá từng phần việc chưa có hiệu quả cao mà báo cáo tổng thể lại đạt hiệu qủa rất cao thì chưa thuyết phục về logic.
Đại diện Vụ Kinh tế Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về một vấn đề trong báo cáo, đó là tổng giá trị dự kiến quyết toán là 43.000 tỷ đồng, thấp hơn tổng mức đầu tư được duyệt là 51.000 tỷ đồng. Đây được cho là một điều đáng ghi nhận của dự án, nhưng đại diện Vụ Kinh tế Công nghiệp lại khẳng định, dự án bị chậm tiến độ, thời gian thử nghiệm kéo dài thì không thể nào có lợi được. Kéo dài thời gian mà giúp giảm vốn đầu tư thì vô lý.
Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho rằng những gì mà Nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt được đã có thể ghi nhận. Tuy nhiên, bà Khánh cho biết, bà đã đi “thực địa” Dung Quất nhiều lần và nhận thấy xung quanh việc giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án còn hạn chế, điển hình là tái định cư chưa đi liền với tạo việc làm cho người dân đã bàn giao mặt bằng cho dự án.
Theo ông Phan Xuân Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, cần làm rõ điều kịên vay và trả nợ để thấy rõ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy vì có những vấn đề lo ngại về lãi suất, bên cạnh đó cần nêu rõ tính cạnh tranh của sản phẩm và việc cung ứng sản phẩm sau khi vận hành.
Điều này đặc biệt cần thiết khi có kế hoạch nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất lên 8-10 triệu tấn/năm.
Kinh nghiệm nào cho giai đọan 2?
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng thẳng thắn nêu rõ: Bản báo cáo hiện tại còn quá tập trung vào những cái đã đạt được, chưa đánh giá nhiều cái còn tồn tại. Về tồn tại kỹ thụât của dự án nhà máy này, báo cáo nêu 7 tồn tại, tuy nhiên, có 5/7 đã khắc phục và 2 tồn tại đã có hướng xử lý. Do thời gian thực hịên dự án, kinh tế xã hội có nhiều biến động, nên rất cần sự cân nhắc, đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, cần nói rõ trách nhiệm để rút kinh nghiệm cho những công trình sau.
Nghe từ đầu đến cuối phản biện của đại diện UBKHCN&MTQH, các bộ, ngành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN Đinh La Thăng khẳng định, báo cáo đã được Chính phủ tập hợp dựa trên những ý kiến của các bộ ngành. Do đó, đại diện của một bộ đưa ra ý kiến như “trên trời rơi xuống” là không nắm được tình hình. Theo ông Thăng, với một dự án trọng điểm và Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất việc đánh giá cái đạt được và chưa đạt được cần phải thận trọng. Không thể so sánh con số 1,5 tỷ USD của năm 1997 với 3 tỷ USD của thời điểm hiện tại”.
Theo đó, một trong những lý do là “Trước đây xây dựng dự án là nhà máy sẽ sản xuất một loại xăng mà ở thời điểm hịên nay xăng đó không được sử dụng nữa, mà phải là A92, A95, vì thế việc phải cải tiến, thay đổi đầu tư là chuỵên đương nhiên phải làm”, ông Thăng khẳng định.
Phó chủ nhiệm UB Khoa học công nghệ và Môi trường thì lo xa: “Cần kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư, cơ quan hữu quan quyết toán, vận hành nhà máy an toàn hiệu quả, chỉ đạo cơ quan hữu quan khắc phục những tồn tại trong giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo vệ nhà máy, tuyên truyền để người dân hiểu, nhanh chóng tạo điều kịên bàn giao mặt bằng cho Nhà máy để tiếp tục mở rộng giai đọạn 2”.
Theo Báo cáo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam: Tính đến cuối tháng 9/2010, công tác quyết toán dự án cơ bản hoàn thành với tổng mức đầu tư được duyệt là 51,72 ngàn tỷ đồng. Giá trị quyết toán dự kiến 40,41 ngàn tỷ đồng
Hiện nay Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang vận hành an toàn, ổn định với 100% công suất thiết kế, sản phẩm đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trường trong nước. Tính đến cuối tháng 9/2010 đã nhập 6,4 triệu tấn dầu thô, sản xuất 5,5 triệu tấn sản phẩm đạt chất lượng, bán ra thị trường 5,3 triệu tấn, doanh thu đạt trên 25.000 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 3000 tỷ đồng. . |
Bình luận (0)