Nếu ánh mắt trẻ biểu lộ sự nghi ngờ, nhìn chằm chằm vào một vật hay người, đây là lúc trẻ tập trung theo đuổi, quan sát hiện tượng nào đó đến cùng, cha mẹ không nên “làm phiền” trẻ.
Tốt nhất cha mẹ hãy hướng theo hướng nhìn của mắt trẻ, để biết sự việc trẻ chú ý, khám phá; chuẩn bị khi trẻ hỏi có thể hướng dẫn trẻ, giúp trẻ nhận thức thêm về cuộc sống.
Mắt trẻ sáng lên, ánh nhìn thích thú. Điều này cho thấy trẻ đã hiểu được bản chất sự việc trẻ thắc mắc, và tự tìm được đáp án. Bất luận đáp án là đúng hay sai, cha mẹ cần khen ngợi trẻ, sau đó tiếp tục giải thích và đính chính lại để trẻ hiểu rõ hơn.
Ánh mắt trẻ không nhanh nhẹn, nhìn trái ngó phải, là khi trẻ đang không đưa ra được chủ ý. Cha mẹ có thể động viên trẻ nói ra ý muốn, rồi cùng trẻ phân tích tính hợp lý của sự việc, cuối cùng đưa ra quyết định có thực hiện hay không.
Ánh mắt trẻ giận dỗi, biểu hiện trẻ đang bất bình với ý kiến của cha mẹ. Lúc này, cha mẹ không cần áp chế trẻ, cần để trẻ đưa ra lý do biện bạch, rồi sau đó cha mẹ giải thích, khiến trẻ “tâm phục khẩu phục” làm theo.
Khi trẻ cúi thấp đầu, giấu giếm ánh mắt, không dám nhìn cha mẹ, đó có thể là do trẻ cảm thấy bản thân đã gây lỗi, đang sợ bị mắng.
Cha mẹ có thể im lặng một lát, rồi xem thái độ trẻ có nhận lỗi hay không. Nếu như trẻ không nói, cha mẹ có thể gặng hỏi nhẹ nhàng. Sau khi trẻ nhận lỗi, cha mẹ cần khen ngợi sự trung thực và lòng dũng cảm của trẻ, thể hiện sự yêu quý và tin tưởng trẻ có thể làm lại cho đúng.
Theo P.M
An ninh Thủ đô
An ninh Thủ đô
Bình luận (0)