Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hiệu trưởng viết thư khen học sinh có hành vi đẹp

Tạp Chí Giáo Dục

Trong năm hc này, hc sinh Trưng THPT Đào Sơn Tây (TP.Th Đc) s có cơ hi nhn đưc thư khen ca Hiu trưng v nhng hành đng đp, ng x tt vi bn bè, thy cô và ngưi xung quanh. Đây đưc xem là trưng THPT đu tiên ti TP.HCM đưa hình thc thư khen vào đánh giá, khen thưng hc sinh. Thay đi này nhm hưng ti xây dng trưng hc hnh phúc.


Cô Hoàng Th Ho (Hiu trưng Trưng THPT Đào Sơn Tây) vinh danh hc sinh có hành vi đp trong tun

Bt ng khi nhn đưc thư khen ca hiu trưng

Thứ sáu tuần trước, khi tan học buổi chiều, Nguyễn Nhật Khánh Hoàng (học sinh lớp 10A16) nhặt được một chiếc điện thoại ở chân cầu thang. Ngay sau đó, em mang chiếc điện thoại đến phòng giám thị nhờ thầy cô trả lại người đánh rơi. Với hành động này, Khánh Hoàng là một trong 4 học sinh của trường được biểu dương trong tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần và nhận được thư khen vinh danh từ cô Hiệu trưởng.

Khánh Hoàng cho biết em khá bất ngờ khi được nhà trường biểu dương dưới cờ về hành động nhặt được điện thoại trả lại người đánh rơi, và bất ngờ hơn nữa là em còn nhận được thư khen của cô Hiệu trưởng. “Hồi học THCS, em cũng nhiều lần nhặt được đồ của bạn bè trong trường đánh rơi và gửi trả lại, có khi là thẻ xe, điện thoại, ví tiền… nhưng chưa bao giờ em được vinh danh hay nhận thư khen. Em luôn nghĩ việc nhặt được của rơi, trả lại người đánh rơi hay giúp đỡ người khác trong khả năng của mình là việc cần thiết, nên làm và bình thường. Vì thế, khi được cô Hiệu trưởng vinh danh, được nhận thư khen vinh danh em thấy rất vui, xúc động vì cô Hiệu trưởng đã ghi nhận việc làm nhỏ của mình. Em tự nhủ bản thân càng phải cố gắng hơn nữa, rèn luyện trở thành người công dân tốt từ chính những việc làm hàng ngày”, Khánh Hoàng chia sẻ.

Bất ngờ, xúc động cũng là cảm xúc của Lê Phạm Ngọc Vy (học sinh lớp 10A3) khi nhận được thư khen vinh danh của cô Hiệu trưởng về hành động nhặt được điện thoại và gửi lại người đánh rơi. “Tuần trước, em nhặt được một chiếc điện thoại còn khá mới trong nhà vệ sinh nữ và đã gửi thầy cô giám thị để trả lại người đánh rơi. Sau đó, một chị học lớp 11 nhận lại điện thoại đã đến lớp cảm ơn em. Em chỉ nghĩ rằng việc nhặt được của rơi và trả lại người đánh rơi là việc nên làm, vì nếu khi mình đánh rơi thứ gì đó thì mình cũng luôn mong có người nhặt được trả lại cho mình. Trong thư khen, cô Hiệu trưởng gọi đó là hành động đẹp, là thư tuyên dương gương người tốt, việc tốt. Em thấy rất vui khi mình đã làm được một việc tốt, được cô Hiệu trưởng ghi nhận, đánh giá cao”, Ngọc Vy bày tỏ.


Thư khen ca hiu trưng cho hc sinh nht đưc ca rơi tr li ngưi đánh rơi

Ngọc Vy chia sẻ thêm, cô Hiệu trưởng nói rằng chỉ cần chúng em có những hành động đẹp như giúp đỡ bạn, giúp đỡ người xung quanh, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, có tiến bộ trong học tập đều được cô gửi thư khen. “Trước giờ chỉ có những bạn có thành tích cao trong học tập, là học sinh giỏi, học sinh xuất sắc mới được khen thưởng. Vì thế, với hành động tưởng như rất nhỏ, là điều nên làm mà được cô Hiệu trưởng gửi thư khen khiến bạn bè trong lớp rất vui. Em cho rằng điều này sẽ giúp học sinh trong trường gắn kết hơn, môi trường học đường vui vẻ hơn. Qua những hành động nhỏ nhưng sẽ rèn cho chúng em nhân cách tốt”, Ngọc Vy nói.

Xây dng trưng hc hnh phúc t đi mi đánh giá hc sinh

Năm học 2023-2024 là năm đầu tiên Trường THPT Đào Sơn Tây áp dụng hình thức thư khen của hiệu trưởng vinh danh học sinh có những hành động đẹp, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, thầy cô, những người xung quanh… Hàng tuần, giám thị, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp sẽ gửi danh sách học sinh có những hành động đẹp trong lớp, trong trường cho lãnh đạo nhà trường để xét duyệt. Hiệu trưởng sẽ gửi thư khen vinh danh hành động của học sinh trong tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, hàng tháng. Chia sẻ về hình thức thư khen học sinh, cô Hoàng Thị Hảo (Hiệu trưởng nhà trường) nói, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho phép nhà trường đa dạng hóa các hình thức đánh giá, khen thưởng học sinh. Trước đây, khi học sinh có hành động đẹp, ứng xử văn minh, tử tế, nhà trường đều biểu dương các em dưới cờ và cộng vào điểm đánh giá hạnh kiểm, rèn luyện. Tuy nhiên, năm học này trong mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc, hướng đến giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt là xây dựng môi trường học đường tử tế, nhà trường đã triển khai hình thức thư khen của hiệu trưởng nhằm vinh danh những hành động đẹp của học sinh. “Điều này cũng phù hợp với đổi mới đồng bộ phương thức kiểm tra, đánh giá, khen thưởng học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Giờ sinh hoạt chào cờ vì thế cũng được đổi mới chứ không còn cứng nhắc, đơn điệu”, cô Hảo cho biết.

Thầy Nguyễn Văn Ngãi (Phó Hiệu trưởng nhà trường) thông tin thêm, trước giờ việc tặng giấy khen cho học sinh trong trường mới chỉ dừng lại ở khen thưởng học sinh có thành tích học tập tốt. Trong khi đó, giáo dục toàn diện thì mỗi học sinh có một thế mạnh riêng. Có em không thực sự giỏi về các môn văn hóa nhưng lại luôn là học sinh có những hành vi đẹp, ứng xử tốt thì các em cũng cần được nhà trường vinh danh, biểu dương để từ đó lan tỏa, nhân lên những hành vi đẹp khắp toàn trường. “Tôi từng đọc được mẩu tin trên báo viết về một nhóm học sinh lớp 7 ở TP.Thủ Đức nhặt được 20 triệu đồng và trả lại người đánh rơi. Đây là điều rất đáng biểu dương, song bất ngờ là dưới mẩu tin có nhiều bình luận cho rằng hành vi các em là “dại dột”, là tuổi trẻ chưa trải sự đời… Tôi cho rằng hơn lúc nào hết nhà trường cần là nơi ươm mầm, nhân lên những hành vi đẹp, thói quen tốt của học sinh khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường để sau này các em sẽ trở thành những công dân tử tế. Khi học sinh làm được một việc tốt, được nhà trường ghi nhận, biểu dương kịp thời, trân trọng sẽ thắp lên trong các em và những học sinh khác “đốm lửa” của lòng tốt, của sự tử tế để theo các em trong suốt hành trình sau này”, thầy Ngãi bày tỏ.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)