Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hình ảnh bạo lực trên mạng xã hội: Bất an!

Tạp Chí Giáo Dục

Dù có mun hay không thì ngưi dùng mng xã hi hin nay ti Vit Nam vn phi b “tra tn” th giác bi nhng hình nh bo lc, các clip đâm chém, tai nn…

Hình nh bo lc đưc chia s tràn ngp trên mng xã hi

Ám nh vì… l xem

Mỗi ngày lướt qua mạng xã hội, người xem có thể dễ dàng nhìn thấy những hình ảnh, thông tin về các vụ đâm chém đẫm máu, tai nạn giao thông hay các clip nhạy cảm. Chính vì những hình ảnh, clip này đã khiến nhiều người bị ám ảnh và luôn cảm thấy bất an.

Mới đây, vụ án vợ giết chồng rồi phi tang xác ở Bình Dương gây rúng động dư luận. Ngay sau đó, hàng loạt thông tin, hình ảnh một phần cơ thể nạn nhân xuất hiện. Đây không phải là lần đầu tiên, hình ảnh tiêu cực được cư dân mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội như vậy. Trước đó, những hình ảnh giết người, thanh niên bị giang hồ chém, đánh ghen, khỏa thân… cũng đều được lan truyền trên mạng bởi những người sử dụng mạng xã hội. Điều đáng nói là để thu hút người xem, các hình ảnh này đều được mô tả tỉ mỉ, không được làm mờ. Nhiều người vì tò mò nên không ngại ngần xem, bình luận. Còn lại, người dùng mạng xã hội “bị ép” vì phải xem khi vô tình click vào những link chứa đầy hình ảnh tiêu cực.

Theo quy định của mạng xã hội Facebook, những clip này chỉ được gỡ bỏ khi có người dùng báo cáo (report) và được Facebook xem xét, chấp nhận do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Tuy nhiên, số trường hợp bị gỡ bỏ vẫn chưa thấm vào đâu so với số lượng những thông tin, hình ảnh bạo lực tồn tại trên mạng xã hội mỗi ngày.

Có thể nói, những hình ảnh bạo lực, clip sex được phát, đăng tải trên các nhóm đã tác động không nhỏ đến người dùng Facebook. Có người “lang thang” trên mạng xã hội chỉ để giải trí nhưng những hình ảnh phản cảm trên khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc là bị tra tấn thị giác hoặc là bị cuốn hút, thậm chí nghiện với những hình ảnh gợi cảm dày đặc trên các trang mạng xã hội như hiện nay.

L nào “bó tay”?

Bất kỳ ai cũng có thể phải nhìn thấy những hình ảnh họ không muốn nhìn thấy. Người dùng mạng xã hội luôn là nạn nhân của sự chia sẻ vô ý thức, chỉ để thỏa mãn một nhu cầu tâm lý tức thời nào đó của những đối tượng nào đó. Người chia sẻ thông tin dù ý thức hay vô thức cũng dần cũng có tâm lý của “báo mạng”, càng được “like” nhiều “share” nhiều, càng tốt.

Đáng báo động hơn đối với người dùng mạng xã hội còn trong độ tuổi đến trường, khi bị người khác kích động các em dễ hướng đến cách dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Thế nên, ảnh hưởng tiêu cực của việc các em nhìn thấy hình ảnh bạo lực trên mạng xã hội rất dễ nhìn thấy. Đây là một trong những nguyên nhân làm nên bạo lực học đường. Chính điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hành vi, nhân cách sống của các em nếu không có sự giáo dục, ngăn chặn kịp thời.

Theo Lut sư Nguyn Tn Nht (Đoàn Lut sư TP.HCM), “bt k mt hình nh nào đưa lên Facebook cũng đu có tính hai mt ca nó. Tuy nhiên, vi nhng hình nh bo lc, chúng ta khó có th kin đưc ngưi ch ca trang mng xã hi đó. Thế nhưng, chúng ta có th kin đưc ngưi ch tài khon đăng ký tham gia mng xã hi khi đưa hình nh phn cm, chết chóc… xâm phm đến quyn và li ích hp pháp ca t chc cá nhân”. Bên cnh đó, Facebook cũng có quy đnh khi ngưi chơi tham gia phi tuân th các quy đnh v quyn s dng, không đưa nhng hình nh phn cm… nếu vi phm s b cnh báo và xóa tài khon.

Quy định của Luật Công nghệ thông tin 2006, Luật Viễn thông 2009, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 23/2013/TT-BTTTT, Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có những quy định về vấn đề này. Quyền nhân thân của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ theo quy định của Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự và Nghị định 174/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm kích động bạo lực, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc… nếu miêu tả tỉ mỉ hoặc chủ động cung cấp thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động dâm ô, chém, giết, tai nạn rùng rợn trong các tin, bài, phim, ảnh… sẽ bị xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.

Theo Luật sư Nguyễn Tấn Nhật (Đoàn Luật sư TP.HCM), “bất kỳ một hình ảnh nào đưa lên Facebook cũng đều có tính hai mặt của nó. Tuy nhiên, với những hình ảnh bạo lực, chúng ta khó có thể kiện được người chủ của trang mạng xã hội đó. Thế nhưng, chúng ta có thể kiện được người chủ tài khoản đăng ký tham gia mạng xã hội khi đưa hình ảnh phản cảm, chết chóc… xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”. Bên cạnh đó, Facebook cũng có quy định khi người chơi tham gia phải tuân thủ các quy định về quyền sử dụng, không đưa những hình ảnh phản cảm… nếu vi phạm sẽ bị cảnh báo và xóa tài khoản.

Thiết nghĩ, người dùng Facebook cần tỉnh táo, chọn lọc thông tin, hình ảnh một cách tích cực, cân nhắc khi đưa thông tin lên mạng xã hội, phân biệt đúng – sai để có thể làm chủ và kiểm soát được các hành vi của mình.

Thc Quyên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)