Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Hình ảnh người phụ nữ trong tranh lụa của Bùi Tiến Tuấn

Tạp Chí Giáo Dục

Hình ảnh người phụ nữ trong tranh lụa của Bùi Tiến Tuấn - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Hình ảnh người phụ nữ trong tranh lụa của Bùi Tiến Tuấn Audio

Trin lãm cá nhân “Mt hành trình” k nim 30 năm sáng tác ca ha sĩ Bùi Tiến Tun đưc din ra Nhà trưng bày trin lãm TP (92 Lê Thánh Tôn, qun 1, TP.HCM) vi hơn 90 tác phm, trong đó đa phn là thế gii tranh la v v ngưi ph n

Họa sĩ Bùi Tiến Tuấn  

Hành trình 30 năm sáng tác chuyên nghip

Họa sĩ Bùi Tiến Tuấn sinh năm 1971 tại Hội An, Quảng Nam. Khi còn là sinh viên Đại học Mỹ thuật TP.HCM, Bùi Tiến Tuấn đã tập tành sáng tác, đến nay xem lại những tác phẩm thời kỳ này, vẫn thấy được ý hướng thẩm mỹ mà anh đã theo đuổi, khám phá suốt 30 năm qua. Vì vậy mà triển lãm lần này mới có tên là “Bùi Tiến Tuấn – Một hành trình”.

Từ năm 2009-2014, Bùi Tiến Tuấn là giảng viên của Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM. Anh không chỉ là một nhà giáo tận tâm với học trò mà còn là một trong những họa sĩ có công giúp hồi sinh và canh tân tranh lụa Việt Nam. Mấy thập niên liền trước đó, tranh lụa như bị thoái trào, vì nhiều quan niệm hơi cũ kỹ, nặng lối mòn tuyên truyền, ngay trong trường mỹ thuật cũng hơi bị xem nhẹ. Quan trọng hơn, là do thiếu nhân tố sáng tác mới, đủ hấp lực, để thu hút tầm quan tâm của cộng đồng mỹ thuật.

Vì có nhiều công trạng trong việc hồi sinh và canh tân tranh lụa Việt Nam, với dấu ấn khá riêng biệt, nên tên tuổi Bùi Tiến Tuấn được mặc định với chỉ riêng tranh lụa cũng là điều dễ hiểu. Nhưng nhìn lại hành trình 30 năm sáng tác, Bùi Tiến Tuấn không chỉ có tranh lụa mà còn có tranh sơn dầu, giấy dó, sơn mài, gần đây là tranh acrylic khổ lớn.

Tác phẩm “Những nàng xuân” (tranh lụa)

Bùi Tiến Tuấn không chỉ có chủ đề thiếu nữ thị thành, hơi phù phiếm, yêu kiều, mà còn có phong cảnh Hội An thơ mộng, hiện thực đường phố trần trụi, tinh thần hậu biểu hiện và cả trừu tượng. Ở bất kỳ vật liệu, chất liệu, hoặc đề tài nào, Bùi Tiến Tuấn cũng luôn tỏ rõ sự sung mãn, quyến rũ và đặc biệt là giữ được bản sắc, phong cách của riêng mình.

Theo giám tuyển Lý Đợi thì nhìn lại hơn 90 năm của hành trình tranh lụa Việt Nam, thấy Bùi Tiến Tuấn khá giống tiền bối Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) ở khía cạnh tạo thân phận cho các nhân vật đời thường. Những phụ nữ của cả hai như chiếm trọn không gian của cả bức tranh, đôi khi lấn lướt, thay thế mọi sự, mọi vật. Nếu so với cấu trúc phổ biến kiểu thiên-địa-nhân của một bức tranh lụa truyền thống (trừ tranh thờ, tranh vẽ vua quan), thì Bùi Tiến Tuấn chỉ lấy nhân làm trung tâm, đôi khi không cần thiên hoặc địa.

Tác phẩm “Một thoáng xuân thì” (tranh lụa)

Nhìn lại lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam, trừ những tranh lụa được vẽ vì mục đích chiến đấu, tuyên truyền là có mang thân phận của một tập thể, một tinh thần cách mạng, một nhóm lao động – sản xuất, còn đa số (chắc trên 75%) chỉ có hình thể, bố cục, hành động… chứ không có thân phận cá nhân, hoặc có thì khá mờ nhạt, chỉ như một cái cớ nhỏ của tạo hình, của thị giác.

Phụ nữ trong tranh Bùi Tiến Tuấn thường không có dấu vết của nông thôn và nông nghiệp, mà thường là dân thị thành, chuộng thời trang, đôi khi hơi phù phiếm, thụ hưởng. Họ yêu mến và đề cao bản thân, tự lập trong suy nghĩ và hành vi của mình. Vì tự lập nên nỗi niềm, sự hân hoan, thậm chí sự cô đơn của họ cũng rất khác với những người phụ nữ lao động, tảo tần vì cuộc sống. Vì vậy mà bảng màu tranh lụa Bùi Tiến Tuấn cũng khác, thời trang hơn, tân kỳ hơn, tạo được sự phá cách”.

Trong mt bn bè, gii chuyên môn

Họa sĩ Đức Hòa cho biết: “Bùi Tiến Tuấn đã trở thành một trong những tên tuổi sáng giá của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam đương đại. Khác biệt và độc đáo ở chỗ nếu đa số họa sĩ chuyên lụa vẽ nhân vật nữ đứng yên hoặc nằm yên, lặng lẽ và kiều diễm thì Tuấn vẽ nhân vật rất chịu biến hóa, bay lượn theo các đường hướng táo bạo đầy lãng mạn, tạo hình nhân vật theo chủ kiến của tác giả, tạo điểm nhấn, không chịu bó buộc của sự thật theo mắt nhìn… Với tôi, đó là nghệ thuật”.

Họa sĩ Nguyễn Thị Châu Giang: “Tôi và Bùi Tiến Tuấn không cùng tuổi, nhưng học cùng năm. Nhờ có hai năm học căn bản chưa phân khoa cùng nhau, tôi thân với anh. Vậy nên ra trường, dù không thường xuyên gặp mặt, không thường xuyên chia sẻ nhưng những giai đoạn, những cột mốc quan trọng trong hành trình sống và làm nghệ thuật của anh tôi đều có mặt.

Tác phẩm “Tuổi thần tiên” (tranh lụa)

Ba mươi năm chơi với nhau, tôi thấy tính cách của Tuấn vẫn như ngày đầu. Vẫn là sự hồn hậu, trong sáng, thuần khiết mà đáng lẽ trải qua bể dâu, so đo tính toán của cuộc đời, thường sẽ bị thay đổi. Có lẽ nhờ thế mà màu sắc trong tranh của Tuấn vẫn luôn đẹp và trong veo như vậy. Tôi yêu cách anh tạo ra những không gian, mảng miếng lớn trong vắt trên tranh, tôi khâm phục khả năng đi nét uyển chuyển, thần sầu của anh. Chúng tôi mỗi người có một quan niệm riêng về nghệ thuật để dấn thân, nhưng đứng trước những trong trẻo ấy tôi luôn thấy lòng mình rung động và để mặc cho những cảm xúc nhẹ nhõm, ấm áp ấy run rẩy lan tỏa trong lòng mình.

Chắc cũng rất ít người biết, Bùi Tiến Tuấn là người đầu tiên cho tôi một vài “bí kíp” trong việc vẽ tranh lụa. Anh cũng luôn ngại ngùng mỗi khi trong triển lãm, tôi khoe với mọi người anh đã hướng dẫn tôi vẽ tranh lụa từ những ngày đầu bỡ ngỡ ra sao. Với tôi, một ngày dạy cũng là thầy, tôi thật sự biết ơn những ngày tháng đó, biết ơn những kiến thức căn bản quan trọng mà anh đã truyền cho tôi bên ly cà phê trong những quán nhỏ của Sài Gòn”.

Nhà sưu tập Đỗ Tú Anh: “Tạo hình của anh, vừa ngọt ngào và phóng khoáng, lại vừa lãng mạn và đương đại. Những nhân vật nữ của anh, vừa nữ tính và tinh nghịch, vừa phồn thực và ngây thơ. Không có một khuôn khổ nào khi anh lựa chọn góc nhìn cho người ngắm tranh”.

Triển lãm “Một hành trình” của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn kéo dài đến hết ngày 9-3-2025.

Anh Khôi

Bình luận (0)