Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Hình tượng rắn trong văn hóa Thái Lan và Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là ch đ khóa lun tt nghip ngành Vit Nam hc ca tác gi tr ngưi Thái Lan Ketsuda Janthamongkhon (thuc Khoa Khoa hc xã hi và Nhân văn, Trưng Đi hc Tôn Đc Thng) va đưc bo v thành công, vi s đim xut sc 9,52 (đim cao nht trong khóa hc này).

Ketsuda Janthamongkhon đang thuyết trình bằng tiếng Việt bảo vệ khóa luận tốt nghiệp ngành Việt Nam học tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng 

Công trình “Hình tượng rắn trong văn hóa Thái Lan và Việt Nam” với 120 trang viết, 87 tài liệu tham khảo, hàng chục hình ảnh, bảng biểu về các loại rắn và biểu tượng rắn trong văn hóa đã được Hội đồng chấm khóa luận đánh giá rất cao, không chỉ mang nhiều giá trị nhân văn còn gợi mở nhiều vấn đề trong xã hội đương đại như phát triển du lịch, phim ảnh… liên quan đến linh vật linh diệu này.

Nói tiếng Vit như ngưi Vit

ThS. Nguyễn Hiếu Tín, giáo viên hướng dẫn Ketsuda  Janthamongkhon cho biết: “Ấn tượng đầu tiên với bạn trẻ người Thái Lan này là khả năng nói tiếng Việt rất lưu loát, thành thạo như người bản địa. Phong cách thuyết trình bằng tiếng Việt của bạn rất tự tin, văn phong viết khúc chiết, chỉn chu. Không những thế, bạn có khả năng nghiên cứu rất tốt, triển khai và thực hiện đề tài rất nhanh. Khi mình góp ý, nhận xét, gợi ý, bạn thực hiện ngay, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó và tư duy khoa học rất tốt”.

Ketsuda  Janthamongkhon  sinh năm 1999, tại tỉnh Roi Et, (Đông Bắc Thái Lan). Nơi đây có nhiều phong tục tập quán lâu đời. Đặc biệt là các lễ hội văn hóa lớn: Boon Phawade Lay Ruea Fay (thả thuyền lửa)… liên quan đến Rắn thần Naga thiêng liêng rất được người Thái Lan tôn kính. Ketsuda tốt nghiệp phổ thông với tấm bằng loại giỏi và được nhận học bổng toàn phần của Trường Đại học Tôn Đức Thắng dành cho sinh viên ngành Việt Nam học tại trường. Việc tuyển chọn để đạt học bổng với nhiều tiêu chí cao: Về điểm số, kỹ năng, thái độ và khả năng giao tiếp, Ketsuda đã vượt qua kỳ tuyển chọn này và học tập tại đây. Trong 4 năm học tại Việt Nam, bạn đã tham gia nhiều hoạt động phong trào của sinh viên, tiếp cận nhiều với người bản địa. Bạn làm gia sư giảng dạy tiếng Thái cho người Việt và mở rộng việc tìm hiểu về văn hóa con người Việt Nam thông qua các chuyến du lịch, đọc sách, tài liệu về Việt Nam, thường xuyên trao đổi với sinh viên Việt Nam ở các ngành khác.

Ketsuda Janthamongkhon và giáo viên hướng dẫn khóa luận – ThS. Nguyễn Hiếu Tín

Chọn chủ đề khá thú vị từ sự gợi ý của thầy Nguyễn Hiếu Tín, Ketsuda đã thể hiện được năng lực nghiên cứu khoa học, sử dụng văn phong tiếng Việt rõ ràng, khúc chiết, đúng ngữ pháp. Điều mà hiếm có sinh viên nước ngoài thực hiện được. Ketsuda chia sẻ: “Thái Lan và Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, được đan xen bởi nhiều mạng lưới sông ngòi chằng chịt tạo một môi trường cư trú lý tưởng cho các loài rắn. Rắn là loại động vật máu lạnh và cần nhiệt độ bên ngoài để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Thời tiết nóng giúp chúng thêm nhiều năng lượng hơn để di chuyển và săn mồi. Hơn nữa, hai quốc gia này có sự đa dạng sinh học, với hệ sinh thái phong phú từ địa hình núi, đồng bằng đến rừng ngập mặn… những điều kiện tự nhiên phù hợp với quy luật phát triển và vận động của rắn, nên nơi đây có số lượng rắn rất phong phú và đa dạng. Áp dụng lý thuyết sinh thái học văn hóa, biểu tượng văn hóa… giúp chúng ta hiểu được vì sao rắn ở Việt Nam và Thái Lan được trở thành những biểu tượng văn hóa, huyền bí trên nhiều lĩnh vực trong đời sống tinh thần của hai nước”.

Điểm nổi bật của đề tài này là sự phân tích, lý giải các hình tượng rắn trong văn hóa của hai nước. Hình tượng rắn trong văn hóa Thái Lan được Ketsuda phân tích từ tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng nông nghiệp, đến tín ngưỡng phồn thực. Rồi sự tiếp biến văn hóa từ rắn thần Ấn Độ với hình tượng rắn trong Hindu giáo, trong Phật giáo, trong các nghi lễ, lễ hội (như Lễ xuất gia – Buod Nak), lễ thả thuyền lửa (Lay Ruea Fay), Lễ cầu mưa… Hình tượng rắn còn được miêu thuật khá chi tiết và hấp dẫn trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, phim ảnh…

Nói v d đnh tương lai sau khi tt nghip ngành Vit Nam hc, Ketsuda  Janthamongkhon cho biết s làm vic Vit Nam v trí ging dy tiếng Vit hoc thông dch tiếng Thái – Vit. “Nếu đưc như vy, tôi có cơ hi tiếp xúc nhiu hơn vi văn hóa Vit Nam, có th chia s, lan ta nhng giá tr văn hóa ca hai nưc, giúp Thái Lan và Vit Nam hiu nhau hơn v ngôn ng và văn hóa, thy đưc nhng li thế văn hóa trong s phát trin kinh tế ca hai nưc” – Ketsuda chia s.

Riêng đối với Việt Nam, Ketsuda tỏ ra rất am hiểu về tín ngưỡng thủy thần trong văn hóa Việt Nam. Bạn khai thác triệt để các truyền thuyết trong văn hóa dân gian với những câu chuyện liên quan đến rắn (Sự tích ông Dài – ông Cụt, Thạch Sanh, Sự tích Thánh Tam Giang, Truyền thuyết rắn báo oán trong vụ án Lệ Chi Viên…). Tác giả phân tích rõ nét về sự tiếp biến văn hóa rắn thần Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á để lại dấu ấn trong văn hóa Khmer ở Nam nộ. Tác giả còn cho thấy Việt Nam có rất nhiều lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ rắn, như: Lễ hội làng Linh Đàm, Lễ hội đình Yên Phụ, nghi lễ tưởng nhớ Thánh Tam Giang, Lễ Ok Om bok…

Đ tài mang nhiu giá tr thc tin

ThS. Nguyễn Hiếu Tín chia sẻ: “Đây là một đề tài hay, thú vị, giàu giá trị biểu tượng văn hóa và mang tính thực tiễn cao. Nhất là trong bối cảnh, các nước phương Đông đang chuẩn bị đón chào năm mới với linh vật là con rắn – 2025. Việc khai thác, nghiên cứu về đề tài này đã mang lại nhiều khía cạnh văn hóa và phù hợp với ngành Việt Nam học, tác giả đã ứng dụng được những kiến thức đã học về văn hóa Việt Nam và tri thức của văn hóa bản địa Thái Lan, thể hiện được tính giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa và hội nhập rất cao. Vì lẽ đó, đề tài đã góp phần vào việc nêu lên ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề này”.

Thật vậy, đóng góp lớn nhất ở khóa luận của tác giả Ketsuda là sự so sánh hình tượng rắn trong văn hóa Thái Lan và Việt Nam qua nhiều khía cạnh. Như về nguồn gốc ra đời dòng dõi rắn đối với người Thái, dù có câu chuyện về dòng dõi rắn nhưng không xem rắn là cội nguồn của mình. Còn huyền thoại con rồng cháu tiên của Việt Nam là niềm tự hào của dân gian, được truyền lại qua nhiều giai đoạn lịch sử; Rắn thần Naga trong văn hóa Thái Lan thường xuất hiện như là đại diện cho tinh thần Phật giáo. Trái lại, đối với người Việt Nam, rắn thường được gắn với tín ngưỡng dân gian (ngoại trừ các chùa Khmer ở Nam bộ)…

Anh Khôi

Bình luận (0)