Được ví như "quả thận" đóng vai trò điều phối nước, nhưng hạn hán kéo dài và ảnh hưởng nắng nóng kỷ lục khiến hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc cạn trơ đáy.
Hồ Bà Dương nằm giữa vùng đồi núi hiểm trở của tỉnh Giang Tây, là hồ nước ngọt có diện tích bề mặt rộng nhất Trung Quốc, đang đối mặt với mùa khô đến sớm nhất trong lịch sử.
Được ví như "quả thận" đóng vai trò điều phối nước sông Trường Giang, nhưng năm nay, nắng nóng kỷ lục kéo dài hơn 70 ngày kết hợp với hạn hán kéo dài khiến hồ nước bị "thu nhỏ" hơn bình thường. Reuters đưa tin, hiện diện tích bề mặt nước của hồ chỉ còn bằng 1/5 so với cách đây vài tháng.
Người dân địa phương cho biết, họ chưa từng thấy cảnh tượng này từ trước tới nay.
"Năm ngoái hồ vẫn còn nước, trong khi năm nay lại quá khô hạn. Tôi không biết chuyện gì xảy ra", ông Zhang Daxian, một người dân kiếm sống trên hồ, chia sẻ.
Cũng vì lượng nước hạ sâu, hòn đảo Lạc Tinh Đôn với niên đại hơn 1.000 năm giữa hồ lộ rõ hoàn toàn. Bao quanh đảo là những vùng đất nứt nẻ, thay vì nước. Trước kia, hòn đảo này có tác dụng để dẫn đường, nhưng ngày nay, nó làm nhiệm vụ theo dõi mực nước.
Ngày 24/8, người dân và du khách thậm chí có thể đi bộ dưới đáy hồ khô cạn. Xung quanh là xác trai và cá chết. Bất chấp nước cạn, dòng du khách vẫn đổ về đây, ngắm nhìn khoảnh khắc đảo hơn 1.000 năm lộ diện giữa đám cỏ dại mọc phủ kín lòng hồ.
Đảo này từng được dùng như ngọn hải đăng để dẫn đường cho tàu thuyền qua lại trước kia
Hồ Bà Dương là hồ nước ngọt có diện tích bề mặt rộng nhất Trung Quốc với chiều dài nam – bắc đạt 173km, chiều rộng hướng đông – tây đạt 74km, mực nước sâu trung bình 8,4 m.
Vào đời nhà Đường, hồ nước ngọt này từng đạt kích thước kỷ lục với diện tích bề mặt lên đến 6000km2. Đây là hồ nước thông ra sông Trường Giang.
Vẻ đẹp lãng mạn nên thơ của hồ Bà Dương – hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc
Hiện hồ nước ngọt này là nơi sinh sống của những loài chim di cư và là điểm tham quan cho những ai ưa thích muốn tìm hiểu. Đây còn là môi trường sống của loài cá heo nước ngọt quý hiếm có tên jiangzhu.
Vào mùa đông, hồ là nơi sinh sống của loài sếu Siberia cực kỳ nguy cấp. Ước tính, khoảng 90 % quần thể loài này tới đây trú đông. Hồ còn là khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia.
NN (theo dantri)
Bình luận (0)