Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Hồ sơ ĐKDT vào khối ngành Kinh tế vẫn chiếm số lượng lớn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

GS. Nguyễn Quang Dong, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay, trường nhận được khoảng 1.000 hồ sơ ĐKDT. Dự kiến lượng hồ sơ ĐKDT vào trường năm nay tương đương với năm trước khoảng trên 20.000.

Ngày 23/4 là ngày kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) đại học, cao đẳng 2012 tại các trường. Theo thống kê của nhiều trường ĐH và nhiều địa phương, số lượng hồ sơ ĐKDT năm nay sụt giảm mạnh nhưng hồ sơ vào khối ngành Kinh tế vẫn đông
Có địa phương giảm tới hơn 10.000 bộ
Theo lượng hồ sơ mà các địa phương nhận được năm nay sụt giảm mạnh. Điển hình, tại tỉnh Thanh Hóa luôn có số lượng hồ sơ ĐKDT đông nhất nước năm nay sụt giảm khoảng hơn 10.000 bộ. Ông Nguyễn Văn Long, Phó phòng giáo dục chuyên nghiệp của Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết: “Tổng số lượng hồ sơ của tỉnh năm nay là hơn 79.000 bộ, giảm hơn 10.000 hồ sơ so với năm trước. Trong đó, lượng hồ sơ khối A nhiều nhất với 44.000 bộ, khối B 16.000 bộ, khối D1 6.600 bộ, khối C 6.300 bộ và khối A1 chỉ có 1.100 bộ. Thí sinh Thanh Hóa đăng ký dự thi đông nhất vào 3 trường đại học là Trường ĐH Công nghiệp (nhiều nhất với 8.600 bộ), sau đó đến ĐH Hồng Đức (8.200 bộ) và ĐH Nông nghiệp (6.300 bộ)”.

 

 

Thí sinh tham dự ký thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2011
 Còn tại tỉnh Nam Định, số lượng hồ sơ năm nay giảm khoảng 10%. Tổng số hồ sơ năm nay của tỉnh Nam Định khoảng 50.000 bộ, giảm 7.000 so với năm trước. Khối A vẫn chiếm số lượng hồ sơ đông nhất. Còn tỉnh Hải Dương năm nay nhận được khoảng hơn 40.000 bộ, giảm nhiều so với năm trước.
 Tại các trường đại học, ngày 23/4 là hạn cuối cùng để thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT đại học, cao đẳng năm 2012, số lượng hồ sơ thí sinh đến nộp tại trường cũng giảm. Theo ông Nguyễn Văn Hồng, cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh tại ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH QGHN, sau một tuần tiếp nhận hồ sơ trực tiếp của thí sinh, thống kê đến chiều ngày 23/4, lượng hồ sơ đăng ký giảm mạnh so với năm ngoái. Trường chỉ nhận được hơn 430 bộ hồ sơ, giảm 1/4 .
 Ông Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo, trường ĐH Mỏ – Địa chất cho hay, lượng hồ sơ năm nay giảm chỉ bằng hơn một nửa so với năm ngoái. Mùa tuyển sinh năm 2011, trường này nhận được khoảng 1.000 hồ sơ gửi trực tiếp tại trường, năm nay con số này đến 16 giờ chiều ngày 23/4 chỉ hơn 600.
 Tương tự, tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, theo ông Phạm Văn Bổng, trưởng phòng đào tạo nhà trường cho hay, lượng hồ sơ năm nay giảm hơn trước khoảng 30%, chỉ khoảng hơn 2000 so với con số 3.000 hồ sơ của năm 2011.
 Trường ĐH Công Đoàn, bà Nguyễn Thị Kim Thoa, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công đoàn cho hay, trong ngày cuối nhận hồ sơ, trường phải bố trí tới ba bàn thu nhận hồ sơ của thí sinh. Tuy nhiên, dù lượng hồ sơ có nhiều hơn những ngày trước thì vẫn ít hơn con số 1.500 hồ sơ của năm ngoái. Trường ĐH Giao thông Vận tải cũng có lượng hồ sơ nộp trực tiếp tại trường thấp hơn năm ngoái một chút, khoảng 1.000 bộ.
 Tại ĐH Bách khoa Hà Nội, lượng hồ sơ đăng ký dự thi trực tiếp tại trường không nhiều thay đổi, với hơn 1.000 hồ sơ. Hiếm hoi lắm mới có trường có số hồ sơ tăng lên như Trường ĐH Điện lực, theo ông Bùi Đức Hiền, Trưởng phòng đào tạo nhà trường, năm nay số hồ sơ thí sinh nộp trực tiếp tại trường là 950 bộ, tăng nhẹ so với năm trước (năm ngoái là 900 bộ).
 Còn tại TPHCM, theo TS. Phạm Tấn Hạ, trưởng phòng Đào tạo ĐH KHXHNV – TPHCM, đến ngày cuối cùng trường tiếp nhận xấp xỉ 900 bộ hồ sơ, tương đương với mọi năm. Tương tự, tại trường điểm tiếp nhận hồ sơ của Văn phòng đại diện tại TPHCM của Bộ GD-ĐT, chuyên viên tư vấn Nguyễn Quốc Cường cho biết: “Kết thúc thời điểm tiếp nhận hồ sơ tại điểm này đã thu về khoảng 25.000 bộ.
 Trường ĐH Sư phạm TPHCM, theo thầy Tạ Quang Lâm, trưởng phòng đào tạo, tình hình nộp hồ sơ tại trường cũng không khả quan hơn 3 năm gần đây. Đến cuối giờ chiều 23/4, số hồ sơ trường tiếp nhận tại trường vào khoảng 1.000 bộ.
Khối Kinh tế vẫn đông
Trường ĐH Thương mại năm nào cũng có số lượng hồ sơ ĐKDT đông, năm nay, theo ông Nguyễn Hóa, trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết: “Trường nhận hồ sơ tại trường khoảng 2.000 bộ. Ngành nhiều hồ sơ nhất vẫn là ngành Tài chính – Ngân hàng, Kế toán. Năm nay trường quy định mức điểm sàn theo khối, sau đó xây dựng điểm chuẩn theo ngành học. Do vậy, thí sinh có nhiều cơ hội xét tuyển vào trường”.
 GS. Nguyễn Quang Dong, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay, trường nhận được khoảng 1.000 hồ sơ ĐKDT. Dự kiến lượng hồ sơ ĐKDT vào trường năm nay tương đương với năm trước khoảng trên 20.000. Lượng hồ sơ đông nhất thường ở các ngành Kế toán, Tài chính ngân hàng, Kinh tế, Quản trị kinh doanh. Bởi những ngành này nhu cầu xã hội vẫn cần – GS. Dong cho biết.
 Trường ĐH Ngoại thương, theo bà Lê Thị Thu Thủy trưởng phòng đào tạo, đến ngày cuối trường nhận được khoảng 800 bộ hồ sơ, tương đương với năm trước.
Giảm do thiếu thông tin
Nguyên nhân sụt giảm hồ sơ ĐKDT năm nay, ông Đặng Tất Thắng, Phó phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Nam Định cho biết: “Nhiều thí sinh còn khá mù mờ về thông tin tuyển sinh của các trường bởi tìm kiếm thông tin khá khó khăn vì không phải em nào cũng có máy tính để truy cập. Bên cạnh đó, năm nay quá nhiều thông tin tuyển sinh sai lệch, cuốn Những điều cần biết phát hành muộn. Chúng tôi rất vất vả để truyền tải thông tin và hướng dẫn các em làm hồ sơ”.
 Còn ông Nguyễn Thanh Chương, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Giao thông Vận tải cho rằng: “Một trong những nguyên nhân của việc này chính là do quy định thí sinh được xét tuyển nhiều lần của Bộ GD-ĐT vì năm nay thí sinh có thể đăng ký không hạn chế số lượt xét tuyển nên các em yên tâm chỉ nộp 1-2 bộ hồ sơ chứ không đăng ký nhiều như những năm trước”.
 Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các sở GD-ĐT bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT cho các trường ĐH, CĐ, tại Hà Nội: ngày 10/5/2012, tại TP.HCM: ngày 12/5/2012. Các sở GD-ĐT gửi giấy báo dự thi cho thí sinh  từ 01/6/2012 đến 8/6/2012.

Theo: dantri

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)