Ông Đỗ Thanh Duy, thành viên Ban Chỉ đạo tuyển sinh – Bộ GD-ĐT, đã đánh giá như vậy và khuyến cáo thí sinh đừng chủ quan
Phóng viên: Năm nay, số lượng thí sinh đăng ký dự thi giảm 3% trong khi chỉ tiêu vào các trường ĐH, CĐ lại tăng lên, theo ông có thể coi là cánh cửa vào ĐH của các thí sinh đã thoáng hơn trước?
– Ông Đỗ Thanh Duy: Tôi lại không đánh giá như vậy. Thực tế thì việc số lượng hồ sơ giảm xuống chẳng ảnh hưởng gì đến cơ hội vào ĐH, CĐ của thí sinh. Hồ sơ giảm là do số lượng “ảo” năm nay giảm xuống, những năm trước, nhiều thí sinh nộp vài ba hồ sơ để chọn một trường có tỉ lệ “chọi” ít nhất với hy vọng cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi, năm nay, các em đã có sự cân nhắc kỹ càng trong việc nộp hồ sơ, chọn trường.
Cũng phải nói thêm là tuy hồ sơ giảm nhưng có thể số lượng dự thi thực tế sẽ tăng lên. Rất nhiều thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT đợt 2-2008 sẽ thử sức mình trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Đừng nghĩ đơn giản hồ sơ giảm là cửa vào ĐH sẽ rộng và thoáng, suy nghĩ này có thể sẽ dẫn đến tâm lý chủ quan của nhiều thí sinh.
. Như ông vừa nói, nhiều thí sinh nộp từ 2-3 hồ sơđể chọn dự thi ở một trường có tỉ lệ “chọi” thấp. Theo ông, đây có phải là một tính toán sai lầm vì tỉ lệ “chọi” chỉ là thông sốđể tham khảo, điều quan trọng khiđi thi là “chọi” với bao nhiêu người có trình độ như mình?
– Hoàn toàn chính xác. Tỉ lệ “chọi” bao nhiêu chỉ là một thông số để tham khảo chứ không nên dựa vào đây để đưa ra quyết định chọn trường. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, thí sinh đăng ký vào các trường tốp trên như ĐH Bách khoa, ĐH Ngoại thương, Học viện Ngoại giao… rất khiêm tốn, tỉ lệ chỉ 1 “chọi” 1 hoặc 1 “chọi” 2, thế nhưng điểm trúng tuyển lúc nào cũng rất cao. Đó là các thí sinh biết tự lượng sức mình, em nào cảm thấy thực sự tự tin vào học lực của mình mới đăng ký vào những trường như vậy.
Cũng phải nói thêm là tuy hồ sơ giảm nhưng có thể số lượng dự thi thực tế sẽ tăng lên. Rất nhiều thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT đợt 2-2008 sẽ thử sức mình trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Đừng nghĩ đơn giản hồ sơ giảm là cửa vào ĐH sẽ rộng và thoáng, suy nghĩ này có thể sẽ dẫn đến tâm lý chủ quan của nhiều thí sinh.
. Như ông vừa nói, nhiều thí sinh nộp từ 2-3 hồ sơđể chọn dự thi ở một trường có tỉ lệ “chọi” thấp. Theo ông, đây có phải là một tính toán sai lầm vì tỉ lệ “chọi” chỉ là thông sốđể tham khảo, điều quan trọng khiđi thi là “chọi” với bao nhiêu người có trình độ như mình?
– Hoàn toàn chính xác. Tỉ lệ “chọi” bao nhiêu chỉ là một thông số để tham khảo chứ không nên dựa vào đây để đưa ra quyết định chọn trường. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, thí sinh đăng ký vào các trường tốp trên như ĐH Bách khoa, ĐH Ngoại thương, Học viện Ngoại giao… rất khiêm tốn, tỉ lệ chỉ 1 “chọi” 1 hoặc 1 “chọi” 2, thế nhưng điểm trúng tuyển lúc nào cũng rất cao. Đó là các thí sinh biết tự lượng sức mình, em nào cảm thấy thực sự tự tin vào học lực của mình mới đăng ký vào những trường như vậy.
Như vậy cũng có thể hiểu là dự thi vào các trường có tỉ lệ “chọi” cao như Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐH Thương mại không phải là quá đáng ngại đối với thí sinh?
– Thực tế là thí sinh đổ xô đăng ký dự thi vào các trường tốp giữa vì lượng được sức học của mình, với các em có sức học vừa phải, tâm lý là làm sao chọn được trường vừa sức mình để cơ hội vào ĐH là cao nhất. Như tôi đã nói ở trên, không phải trường đông thí sinh dự thi là trường có điểm trúng tuyển cao, thực tế là những trường top giữa luôn có điểm trúng tuyển dao động từ 16-20 điểm. Tôi nghĩ với những trường như vừa nói ở trên, điểm trúng tuyển sẽ tương đương những năm trước thôi.
. Nhiều trường công bố tuyển sinh theo ngành, trong đó có những ngành hồ sơđăng ký dự thi thấp hơn cả chỉ tiêu tuyển sinh, vậy những trường hợp này sẽ xử lý như thế nào, có phải điểm chuẩn sẽ bằng điểm sàn để lấy đủ sinh viên?
– Đối với những trường hợp này thì các trường sẽ căn cứ điểm sàn để xét tuyển. Sau đó, nếu vẫn chưa tuyển đủ thí sinh thì các trường sẽ tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Thực tế là trong một trường luôn có những khoa lấy điểm trúng tuyển rất cao và ngược lại, nếu thí sinh không trúng tuyển những khoa mình đăng ký trong trường đó thì có thể đăng ký xét tuyển vào những khoa còn thiếu chỉ tiêu.
. Ông có lời khuyên nào dành cho thí sinh trước kỳ thi để có được một kết quả cao?
– Lời khuyên lúc này là các em nên tập trung ôn tập thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp. Sau đó, cần lựa chọn những ngành phù hợp với khả năng của mình dựa trên mức điểm chuẩn của các năm trước. Tôi tin là các em sẽ chọn được một trường ĐH, CĐ phù hợp trong năm học tới này.
– Thực tế là thí sinh đổ xô đăng ký dự thi vào các trường tốp giữa vì lượng được sức học của mình, với các em có sức học vừa phải, tâm lý là làm sao chọn được trường vừa sức mình để cơ hội vào ĐH là cao nhất. Như tôi đã nói ở trên, không phải trường đông thí sinh dự thi là trường có điểm trúng tuyển cao, thực tế là những trường top giữa luôn có điểm trúng tuyển dao động từ 16-20 điểm. Tôi nghĩ với những trường như vừa nói ở trên, điểm trúng tuyển sẽ tương đương những năm trước thôi.
. Nhiều trường công bố tuyển sinh theo ngành, trong đó có những ngành hồ sơđăng ký dự thi thấp hơn cả chỉ tiêu tuyển sinh, vậy những trường hợp này sẽ xử lý như thế nào, có phải điểm chuẩn sẽ bằng điểm sàn để lấy đủ sinh viên?
– Đối với những trường hợp này thì các trường sẽ căn cứ điểm sàn để xét tuyển. Sau đó, nếu vẫn chưa tuyển đủ thí sinh thì các trường sẽ tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Thực tế là trong một trường luôn có những khoa lấy điểm trúng tuyển rất cao và ngược lại, nếu thí sinh không trúng tuyển những khoa mình đăng ký trong trường đó thì có thể đăng ký xét tuyển vào những khoa còn thiếu chỉ tiêu.
. Ông có lời khuyên nào dành cho thí sinh trước kỳ thi để có được một kết quả cao?
– Lời khuyên lúc này là các em nên tập trung ôn tập thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp. Sau đó, cần lựa chọn những ngành phù hợp với khả năng của mình dựa trên mức điểm chuẩn của các năm trước. Tôi tin là các em sẽ chọn được một trường ĐH, CĐ phù hợp trong năm học tới này.
Yến Anh thực hiện (NLĐ)
Bình luận (0)