Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Hỗ trợ học lịch sử bằng Hologram

Tạp Chí Giáo Dục

Để việc học lịch sử trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, đồng thời có thể thấy được hiện vật như đang ở bảo tàng mà không cần phải đi đâu xa, hai học sinh lớp 11A8 Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) là Bùi Ngân Hà và Lý Ngọc Quỳnh Như đã thực hiện đề tài “Góp phần thay đổi tư duy học tập lịch sử bằng ứng dụng Hologram”.

Bùi Ngân Hà và Lý Ngc Qunh Như đang kim tra li sn phm đ tham d cuc thi khoa hc k thut cp TP trong thi gian ti

Theo Ngân Hà và Quỳnh Như, để thực hiện đề tài này, hai em đã tiến hành khảo sát 100 người là học sinh THCS, THPT; sinh viên ĐH, CĐ và cả những người đã đi làm liên quan đến việc học môn lịch sử. Sau cuộc khảo sát, hai em nhận thấy có trên 50% người được hỏi thích học lịch sử và họ cho rằng đến bảo tàng học sẽ thú vị hơn vì có thể nhìn thấy tận mắt hiện vật. Tuy nhiên, khi được Ngân Hà và Quỳnh Như hỏi về việc ứng dụng công nghệ Hologram để học lịch sử thì chỉ có 17 người là biết rõ, còn lại chỉ nghe qua hoặc không biết tới. “Điều đó cho thấy, công nghệ Hologram còn khá mới mẻ ở Việt Nam vì chưa được ứng dụng rộng rãi. Do đó, chúng em sử dụng phương pháp này để tái hiện những hình ảnh hiện vật như ở bảo tàng, giúp gắn kết quá khứ với tương lai, giúp các bạn học sinh tìm hiểu lịch sử thuận lợi và dễ hình dung hơn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp những ai chưa có điều kiện đến bảo tàng vẫn có thể tìm hiểu, học hỏi về lịch sử qua những hình ảnh cổ vật được tái hiện bằng hình ảnh ba chiều”, Ngân Hà cho biết.

Để thực hiện đề tài, Ngân Hà và Quỳnh Như tiến hành thu thập tài liệu từ sách vở, rồi đến các bảo tàng. Bên cạnh đó, hai em còn lên mạng tìm hiểu những địa điểm từng xảy ra sự kiện mà mình cần để đến tìm hiểu, chụp hình tư liệu, hiện vật. “Do đề tài mới ở bước đầu nên hình ảnh của chúng em còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, khi đến bảo tàng chụp hình, chúng em chỉ chụp từ bên ngoài chứ không được mở lồng kính ra để chụp cặn kẽ từ nhiều phía nên chưa thể hiện hết tính năng của hình ảnh. Nếu đề tài này đạt hiệu quả trong thời gian tới, chúng em sẽ kết hợp với các bảo tàng để được cung cấp hình ảnh đa dạng, rõ nét, chi tiết, đa chiều hơn”, Quỳnh Như nói.

Hologram là phương pháp k thut chp và tái dng hình nh dưi dng hình nh ba chiu ca vt th. K thut này do Dennis Gabor phát trin vào thp niên 1940, nhưng phi đi cho đến khi laser ra đi thì ý tưng ca ông mi thc hin đưc. Nh công trình này mà ông đưc trao gii Nobel vt lý năm 1971.

Với ứng dụng Hologram để học lịch sử, học sinh hoặc những nhà nghiên cứu lịch sử sẽ được tận mắt thấy hiện vật một cách thực tế thông qua tấm giấy bóng kính mà Ngân Hà và Quỳnh Như thiết kế. “Khi chiếu hình ảnh được chụp lên, từ tấm kính này, hình ảnh sẽ hiện lên chân thật nhất có thể. Hiện tại chúng em chỉ chiếu được một chiều. Để có thể thu được nhiều hình ảnh hơn, chúng em đã lập một trang facebook với mong muốn tương tác với nhiều người ở khắp nơi trên thế giới, giúp ích cho việc đóng góp tài liệu, dễ dàng trao đổi, tìm hiểu. Chúng em sẽ sử dụng hình ảnh mà bản thân chụp được, tìm hiểu được và hình ảnh các bạn đóng góp tạo thành hình ảnh Hologram, sau đó đăng tải lên trang facebook ảnh Hologram và ảnh gốc kèm với dòng chú thích, nguồn bức ảnh. Đồng thời, chúng em cũng đăng tải những đoạn phim hướng dẫn làm dụng cụ xem Hologram bằng chai nhựa, mica và tạo hình ảnh Hologram từ hình ảnh thường”, Quỳnh Như cho biết.

Nói về các khó khăn khi thực hiện đề tài, Ngân Hà chia sẻ: “Tính đến thời điểm này, ứng dụng chỉ phục vụ cho lịch sử Việt Nam với hơn 800 hình ảnh hiện vật, còn lịch sử thế giới thì chưa có nhiều tài liệu nên chưa thể thực hiện”. Sau khi đề tài hoàn thành, đưa sản phẩm vào trải nghiệm thực tế thì hầu hết học sinh đều thích thú và muốn ứng dụng vào việc học, không những là học lịch sử mà còn học nhiều môn học khác.

Theo Ngân Hà và Quỳnh Như, trước khi thực hiện đề tài này, các em cũng đắn đo vì việc quay video sau đó chiếu lại cho các bạn xem cũng có thể giúp các bạn thấy được hiện vật thực tế. Tuy nhiên, cả hai cho rằng với cách làm này thì các bạn sẽ không tạo được tính chủ động. “Chúng ta không thể quay xong để đó rồi kêu các bạn xem nhưng với ứng dụng Hologram, các bạn sẽ hứng thú vì ngồi trong lớp như đang ở bảo tàng”, cả hai cho biết.

Với sáng kiến mang tính khả thi, đề tài “Góp phần thay đổi tư duy học tập lịch sử bằng ứng dụng Hologram” đã đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trường, dự kiến sẽ được dự thi cấp TP trong thời gian tới.

Bài, ảnh: H.Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)