Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hỗ trợ học sinh duy trì thói quen tự học

Tạp Chí Giáo Dục

Dy hc trc tuyến đưc coi là bin pháp hu hiu đ giáo viên (GV) kết ni vi hc sinh (HS) c v kiến thc ln k năng trong thi gian trưng hc đóng ca phòng chng dch Covid-19. Tuy nhiên, cách dy hc này không thun li các trưng vùng ven do có nhiu đi tưng HS khó khăn.

Mt hc sinh hc trc tuyến ti nhà qua máy tính kết ni mng

Trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8) nằm giáp ranh với Q.Bình Tân và huyện Bình Chánh, vì vậy, cô Kim Nguyễn Quỳnh Giao (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết đối tượng HS khó khăn ở trường rất nhiều. Đây là trở ngại lớn trong hoạt động dạy học trực tuyến của trường thời gian qua do khó tiếp cận với các em. “Học online đòi hỏi người học phải có điện thoại thông minh, máy tính kết nối mạng internet. Điều này khiến việc “phủ sóng” hoạt động dạy học trực tuyến tại trường gặp nhiều vướng mắc”, cô Quỳnh Giao nói. Giải pháp được trường đưa ra để hỗ trợ HS khó khăn tiếp cận việc học là tập trung các bài giảng, bài tập về một đầu mối, đó là GV chủ nhiệm. Sau đó, GV chủ nhiệm sẽ in tài liệu, đề cương ôn tập gửi đến những HS có nhu cầu. “Tuy nhiên, việc này cũng chỉ hỗ trợ giải quyết phần nào việc học cho các em, chủ yếu là bài tập. Còn về giải đáp, tương tác với GV hay những bài giảng trực tuyến thì cách này lại không tiếp cận được”, cô Quỳnh Giao cho biết. Cùng chung khó khăn, thầy Đinh Thành Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Dương, huyện Nhà Bè) cho biết ngay từ đầu khi xây dựng hình thức dạy học trực tuyến, trường đã đánh giá đến khó khăn của những HS không có điều kiện. Vì vậy, các tổ bộ môn khi triển khai dạy học online luôn trên tinh thần là “tùy theo điều kiện mình có, điều kiện HS có để kết nối, tương tác”. “Các kênh tương tác với HS được chuyển cho GV chủ nhiệm, từ đó quy về đầu mối là các cán sự lớp, cụ thể là lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng. Cán sự lớp sẽ tìm hiểu bạn nào trong lớp không có phương tiện học trực tuyến để hỗ trợ… Việc học trực tuyến trong thời gian qua gồm ôn tập kiến thức cũ của đầu học kỳ II, định hướng một số bài học mới sắp tới với nội dung quan trọng, cho bài tập theo dạng từ thấp đến cao trong mỗi bài. Với phần này, cán sự mỗi lớp sẽ in ra dưới dạng tài liệu để phát cho những bạn thiếu phương tiện học”, thầy Tâm thông tin. Ngoài ra, việc kết nối trong dạy học trực tuyến cũng được trường đặt đầu mối cho GV tin học hỗ trợ các tổ bộ môn kiểm soát nguồn tài liệu gửi tới, nguồn gửi đi; đồng thời triển khai đến GV và HS các phần mềm mới. “Không chỉ phát tài liệu giấy, các nhóm học tập nhỏ giữa HS cũng được trường giao cho GV chủ nhiệm từng lớp hình thành. Ở các nhóm đó, HS có điều kiện sẽ hỗ trợ bạn không có điều kiện bằng việc chia sẻ cơ sở kết nối như điện thoại thông minh, máy tính nối mạng. Mục tiêu lớn nhất là để HS có tương tác bài học với HS, duy trì thói quen tự học trong thời gian này”, thầy Tâm cho biết.

Nằm ở xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ), dù còn khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng kết nối mạng, song Trường THPT Thạnh An cũng thực hiện dạy học trực tuyến trong thời gian qua bằng cách giao bài tập cho HS qua mạng xã hội ở tất cả bộ môn. Tuy nhiên, thầy Lương Văn Minh (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, chính khó khăn về hạ tầng kết nối là rào cản lớn nhất để thầy và trò tương tác trong mùa dịch. “Chỉ đơn giản là giao bài tập qua mạng, mỗi ngày 3 bộ môn nhưng sóng internet đã chập chờn. Đó là chưa kể đến HS của trường đa phần có hoàn cảnh khó khăn, các em chưa được gia đình quan tâm đầu tư phương tiện công nghệ để học tập. Có nhiều lớp trên 30 HS nhưng chỉ khoảng 5 em có điện thoại thông minh kết nối internet”, thầy Minh nói. Để giải quyết bài toán này, thầy Minh cho biết trường tính đến chuyện xây dựng những nhóm học tập nhỏ, từ 2-3 HS/nhóm, làm sao trong mỗi nhóm có một HS có điện thoại hoặc máy tính kết nối mạng. Phụ huynh và thậm chí cả GV cũng sẽ hỗ trợ nếu có phương tiện. Những nhóm đó không nhất thiết đến từ một lớp mà có thể được xây dựng theo bộ môn để việc tương tác trong các lớp học trực tuyến dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để xây dựng nhóm, trước hết phải có sự đồng tình của phụ huynh, đảm bảo các em giữ sức khỏe tốt, vệ sinh và nhất là đúng mục đích khi học tập theo nhóm…

Bài, ảnh: Đ.Yến

 

Bình luận (0)