Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Hóa giải” áp lực học tập

Tạp Chí Giáo Dục

Nhn thy “đi” hc sinh ngày càng chu quá nhiu áp lc t gia đình, thy cô, bn bè và ngay c bn thân, hai hc sinh Trưng THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM) là Trn Nht Minh (lp 10A13) và Trn Th Khánh Linh (lp 12A10) đã thc hin đ tài “Khi áp lc tr thành bo lc tinh thn”.

Cô Trn Th Qunh Anh cùng nhóm nghiên cu bên đ tài “Khi áp lc tr thành bo lc tinh thn”

Nhóm nghiên cứu tham vọng đề tài sẽ là một thông điệp gửi đến thầy cô, cha mẹ để có thể thấu hiểu hơn học sinh, con cái mình. Đồng thời, với những giải pháp được đưa ra, nhóm hy vọng có thể đồng hành cùng với giới học sinh vượt qua những khó khăn của chính mình. Với tính thiết thực trên, đề tài đã xuất sắc giành giải nhì trong cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp thành phố vừa qua.

86% hc sinh trong tình trng chu áp lc

Hỏi về lý do thực hiện đề tài, thay cho câu trả lời, Minh và Linh đã tả lại thời gian biểu một ngày mà bản thân trải qua. “Một ngày của chúng em thường bắt đầu lúc 5 giờ sáng và chỉ kết thúc sau 10 giờ tối sau khi đã trở về từ lớp học thêm. Tuy vậy vẫn còn rất nhiều bài vở chờ đợi ở nhà. Có nhiều hôm bài vở nhiều, chúng em phải dậy từ 4 giờ sáng. Thậm chí, có những lúc còn phải thức đến 12 giờ đêm…”, đôi bạn kể lại.

Theo Minh và Linh, hậu quả của những lần “thức khuya, dậy sớm” là triền miên những mệt mỏi, uể oải trên lớp học. “Chúng em tận dụng ngủ vào giờ ra chơi. Nhiều bạn còn dành khoảng thời gian trước khi vào tiết học để… ngủ. Hay ngủ trong các tiết học mà các bạn coi là môn phụ. Một lớp 40 bạn thì có tới 10 bạn như thế”, Minh chia sẻ.

Thậm chí, với học sinh cuối cấp, Linh cho hay áp lực còn “ghê gớm” hơn thế nữa. “Áp lực về việc đậu tốt nghiệp, đậu ĐH, áp lực vào những trường top trên, về việc lựa chọn ngành nghề, áp lực về điểm số, ra trường…”, Linh ngậm ngùi nói.

Đề tài được thực hiện trong gần 3 tháng, khảo sát hơn 1.800 học sinh tại Trường THPT Trưng Vương. Với 2 bảng khảo sát về áp lực và về thể chất tinh thần, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận rằng: học sinh hiện nay không chỉ phải chịu 1 áp lực mà tới 5 áp lực, đó là áp lực từ giáo viên; từ chương trình học; từ phụ huynh; bạn bè và từ chính bản thân mình. “Có tới 86% tổng số học sinh được khảo sát chia sẻ rằng đã từng phải chịu đựng cả 5 áp lực trên, chủ yếu là áp lực từ phía gia đình và giáo viên. Nguy hiểm hơn là có tới 22,2% học sinh được hỏi chia sẻ rằng đã từng có ý định tự tử vì không chịu đựng nổi áp lực. Báo động nhất là 20% đối tượng học sinh chịu áp lực từ chính bản thân thì mức độ trầm cảm, lo âu lại cao hơn gấp nhiều lần so với các áp lực khác…”, đôi bạn chỉ ra.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Minh và Linh cũng chỉ ra rằng có tới 80% học sinh chịu áp lực tinh thần, chủ yếu là học sinh lớp 12. “Dù đang phải chịu đựng những áp lực lớn như thế nhưng chỉ có 40% học sinh được hỏi cho biết chia sẻ những vấn đề đó với bạn bè, tránh nói với cha mẹ; 60% học sinh còn lại không chia sẻ vấn đề của mình với bất kỳ ai”, đôi bạn cho biết.

T “ci b” áp lc cho chính mình

Đôi bạn cho hay, áp lực được tạo ra từ chính việc không kiểm soát được cảm xúc, dồn nén trong khoảng thời gian dài. Do đó, giải pháp đầu tiên được Minh và Linh đưa ra là “Nhật ký cảm xúc EMeMo”. Đây là dạng nhật ký điện tử dùng để theo dõi trầm cảm, bao gồm 20 câu hỏi kiểm tra về thể chất và tinh thần trong một ngày của người sử dụng để đưa ra những đánh giá trạng thái của người dùng trong chính ngày hôm đó. Những theo dõi này sẽ lặp lại trong vòng 1 tháng. Để sử dụng nhật ký EMeMo, người dùng sẽ tải về điện thoại, đăng ký tên, trường, lớp, số điện thoại phụ huynh. “Điểm đặc biệt là app sẽ được kết nối với chính giáo viên tâm lý học đường trong trường đó. Tất cả những thông tin trạng thái, cảm xúc của người sử dụng sẽ đều được chuyển về phòng tâm lý qua một mã Code. Từ chính kết quả đó, giáo viên tâm lý trong trường sẽ có những can thiệp bước đầu kịp thời”, đôi bạn chia sẻ. Với giải pháp này, Minh và Linh hy vọng tự chính mỗi học sinh sẽ cập nhật thường xuyên tình trạng của bản thân và đồng thời nâng cao sự ảnh hưởng của giáo viên tâm lý trường học đến học sinh.

Một giải pháp nữa cũng không kém phần thú vị là “Thẻ chuyển hóa cảm xúc”. Đó là những tấm thẻ bằng giấy cứng. Một mặt được in những hình có màu sắc hài hòa và những thông điệp sống ý nghĩa. Một mặt là những câu chuyện mang tính tích cực. “Bắt đầu một ngày mới với một tấm thẻ như thế chắc chắn sẽ cảm thấy cuộc sống tích cực hơn. Những tấm thẻ đó các bạn có thể kẹp vào sách mang đến bất cứ đâu. Hay cũng có thể sử dụng trong những buổi sinh hoạt lớp để làm chúng thêm thú vị, lan tỏa những câu chuyện đẹp, những suy nghĩ đẹp”, Minh nói.

“Hơn 90% học sinh sau khi đọc thẻ cho hay cảm thấy bản thân rất thoải mái, dễ chịu hơn, không còn nghĩ đến những điều không hay”, Linh hồ hởi khoe.

Đồng hành cùng với Minh và Linh thực hiện đề tài, cô Trần Thị Quỳnh Anh (giáo viên môn văn trong trường) cho hay học sinh hiện nay thật sự đang phải chịu quá nhiều áp lực từ nhiều phía. Ở phía giáo viên, cô Quỳnh Anh cho rằng bất kỳ giáo viên nào khi tạo áp lực cho học sinh cũng chỉ mong học sinh của mình tốt lên. Về phía gia đình, đó là sự kỳ vọng quá lớn vào con em mình. Những áp lực đó vô hình thôi nhưng từng chút một đè nặng lên vai học sinh, để các em tự gây ra áp lực cho chính mình. “Đề tài như một lời than thở, một lời tự bạch của chính các em gửi gắm đến cha mẹ mình, thầy cô mình. Ngay bản thân tôi, khi đồng hành cùng các em cũng nhận thấy rằng mình còn cần phải gần học sinh nhiều hơn nữa, yêu các em nhiều hơn nữa để có thể trở thành người bạn của các em, là nơi để các em có thể tin tưởng chia sẻ những rắc rối của bản thân”, cô Quỳnh Anh chia sẻ.

Đ Yến

Bình luận (0)