Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Hóa giải áp lực trước kỳ thi

Tạp Chí Giáo Dục

Đ chn đưc nguyn vng trưng THPT phù hp cho k thi tuyn sinh lp 10, các chuyên gia cho rng nếu ch căn c vào đim chun hàng năm ca các trưng là chưa đ mà còn phi da vào môi trưng hc tp ca trưng đ cân nhc la chn.


Chuyên gia đang hưng dn ph huynh và hc sinh Trưng THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thnh) chn nguyn vng

Đây là một trong những lời khuyên hữu ích được các chuyên gia đưa ra trong chương trình tư vấn “Tuyển sinh, hướng nghiệp học sinh sau THCS” lần thứ 6 năm học 2020-2021 diễn ra tại nhiều trường THCS trên địa bàn Q.Bình Thạnh và Q.12. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của nhiều trường TC, CĐ trên địa bàn thành phố.

Cân nhc môi trưng giáo dc đ chn nguyn vng

Giữa các trường THPT có mức điểm chuẩn tương đương nhau và ở khoảng cách địa lý như nhau thì nên dựa vào yếu tố nào để chọn nguyện vọng trường phù hợp? Đây là băn khoăn được nhiều phụ huynh đặt ra trong chương trình tư vấn. Giải đáp băn khoăn này, ông Đỗ Chí Nhân (chuyên viên Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay, để đặt được các nguyện vọng trường THPT phù hợp thì điều đầu tiên cần phải cân nhắc là dựa vào năng lực, khả năng học tập của học sinh. Các yếu tố về khoảng cách địa lý cũng là điều kiện hết sức cần thiết để giúp người học chọn được một môi trường THPT thuận lợi nhất cho việc học. “Trong trường hợp phụ huynh băn khoăn giữa các nguyện vọng trường tương đương nhau trong khả năng học tập của con thì phụ huynh nên tìm hiểu sâu về môi trường học tập tại mỗi trường THPT. Hiện nay, ngoài trường THPT chuyên, TP.HCM còn có trường THPT tiên tiến hiện đại và trường THPT thường. Trong đó, trường THPT tiên tiến hiện đại có mức học phí cao hơn trường THPT thường. Ở mỗi trường THPT sẽ có những đặc trưng, thế mạnh riêng, hỗ trợ quá trình học tập và rèn luyện của người học. Vì thế, môi trường học tập cũng là yếu tố giúp người học chọn được nguyện vọng phù hợp nhất với khả năng, thế mạnh của bản thân. Khi chọn được môi trường THPT phù hợp sẽ giúp người học “thăng hoa” trong học tập, rèn luyện…”, ông Nhân phân tích.

Chia sẻ sâu hơn về môi trường học tập, cô Nguyễn Ngọc Khánh Vân (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, Q.Bình Thạnh) nhấn mạnh, môi trường học tập là yếu tố rất quan trọng tác động đến quá trình học tập và rèn luyện của mỗi học sinh ở trường THPT. Vì vậy, việc tìm hiểu trước về môi trường học tập ở trường THPT mà bản thân muốn đặt làm nguyện vọng sẽ giúp học sinh chuẩn bị tốt tâm lý, không bị choáng ngợp hoặc thậm chí là sốc khi bước chân vào học tập tại trường. “Trước khi đăng ký nguyện vọng trường THPT nào, ngoài tìm hiểu về mức điểm chuẩn của trường đó thì phụ huynh và học sinh cần phải tìm hiểu kỹ về môi trường học tập, thế mạnh của trường. Lựa chọn đúng môi trường học tập tương thích với khả năng của các em thì ngôi trường THPT đó không chỉ là nơi học tập mà còn trở thành nơi để các em phát huy được thế mạnh của mình, từ đó giúp các em phát triển toàn diện bản thân. Ví dụ, Trường THPT Gia Định ngoài các lớp chuyên còn có lớp thường, lớp cận chuyên. Trường có nhiều câu lạc bộ về học thuật giúp học sinh phát huy tối đa năng lực học tập, sự sáng tạo…”, cô Vân cho biết. Tuy nhiên, theo cô Vân, trên thực tế nhiều học sinh theo học môi trường chuyên cảm thấy rất áp lực, vì vậy nhiều em phải xin… ra khỏi lớp chuyên.


Hc sinh mt trưng THCS đt câu hi trong chương trình tư vn

Nhận định vai trò của môi trường học tập có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học của học sinh, song thầy Huỳnh Văn Hoài (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Thị Sáu, Q.Bình Thạnh) cho rằng không phải vì thế mà phụ huynh và học sinh đổ xô lựa chọn các trường THPT hàng “top”, trường chuyên. “Mỗi trường THPT đều có một thế mạnh, chiến lược, mục tiêu phát triển riêng, hướng đến việc giáo dục toàn diện học sinh. Điều này có nghĩa là dù lựa chọn bất cứ trường THPT nào làm nguyện vọng thì quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp. Ở đây không chỉ là sự phù hợp về điểm số mà còn phù hợp về môi trường học tập, rèn luyện để người học không cảm thấy áp lực khi học tập”, thầy Hoài nói.

Làm sao đ không b áp lc?

Theo chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo, áp lực trước mỗi kỳ thi là tâm lý hết sức bình thường của con người. Để hóa giải được những áp lực này, không gì khác là mỗi học sinh cần có lộ trình chuẩn bị thật tốt trước khi bước vào kỳ thi. “Chuẩn bị thật tốt về khối lượng kiến thức ở cả 3 môn thi là chưa đủ nếu như các em đặt các nguyện vọng vượt quá sức của mình. Việc đặt nguyện vọng không phù hợp với năng lực học tập, mong muốn của bản thân là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các em luôn trong tâm thế bất an, lo sợ, áp lực. Vì thế, để đẩy lùi áp lực thi cử, trước hết các em cần xác định các nguyện vọng phù hợp nhất với năng lực học tập của bản thân, xây dựng được chiến lược ôn tập khoa học ở các môn thi… Đừng bao giờ chạy theo nguyện vọng viển vông mà cần nhìn thẳng vào thực tế”, bà Thảo nhắn nhủ.

“Mi trưng THPT đu có mt thế mnh, chiến lưc, mc tiêu phát trin riêng, hưng đến vic giáo dc toàn din hc sinh. Điu này có nghĩa là dù la chn bt c trưng THPT nào làm nguyn vng thì quan trng nht vn là s phù hp – phù hp v đim s, môi trưng hc tp, rèn luyn đ ngưi hc không cm thy áp lc…”, thy Hunh Văn Hoài (Phó Hiu trưng Trưng THPT Võ Th Sáu) cho biết.

Nhiều năm làm công tác tư vấn tâm lý học đường, TS. Vũ Thiện Toàn (chuyên gia tâm lý) chỉ ra rằng, một trong những sai lầm khi lựa chọn nguyện vọng thi tuyển sinh lớp 10 của học sinh đó là chọn nguyện vọng theo bạn bè, cha mẹ lựa chọn giùm nguyện vọng cho con, chọn nguyện vọng theo tâm lý “trường chuyên, lớp chọn, trường top” mà không cân nhắc đến yếu tố phù hợp. Chính những sai lầm này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến áp lực của kỳ thi. “Khi cha mẹ kỳ vọng vào bản thân con quá nhiều mà không nhìn thẳng vào năng lực, khả năng học tập của con thì rất dễ đặt các em vào trong áp lực thi cử, thậm chí dẫn đến nhiều câu chuyện buồn khi điểm số, kết quả kỳ thi không như ý. Trong câu chuyện chọn trường THPT, phụ huynh hãy là người tư vấn, định hướng cho các em tìm ra trường THPT phù hợp nhất”, ông Toàn khuyên.

Cũng theo ông Toàn, áp lực là do chính chúng ta đặt ra. Trong nhiều trường hợp, đặt ra áp lực là cách tạo động lực nhưng áp lực đó phải ở mức vừa phải, trong khả năng. Nếu năng lực học tập của con hạn chế thì phụ huynh nên thẳng thắn nhìn vào, tư vấn, tìm hiểu để con chọn được hướng rẽ phù hợp như học THPT ngoài công lập, học trung tâm GDNN-GDTX, học TC, CĐ nghề…

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)