Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hóa giải bất đồng giữa ba mẹ – con cái

Tạp Chí Giáo Dục

Làm sao đ ba m hiu mình hơn, làm sao đ ba m tôn trng quyết đnh ca mình… Trăn tr trưc nhng câu hi đó, Triu Minh Tài (hc lp 12A5 Trưng THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM) đã thc hin đ tài nghiên cu v thc trng và gii pháp ca nhng bt đng trong giao tiếp gia ba m và hc sinh THPT. Đ tài kho sát trên 500 hc sinh ti Trưng THPT Lương Thế Vinh.

Đc sách là mt trong nhng thói quen hàng ngày đ Triu Minh Tài thc hin nghiên cu khoa hc

Tác giả đề tài cho rằng, việc nghiên cứu những bất đồng, mâu thuẫn trong giao tiếp giữa ba mẹ và con cái không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái mà trên hết, thông qua các giải pháp nhắn nhủ đến người trẻ rằng: “Đã đến lúc đặt các thiết bị điện tử xuống, ngồi cùng ba mẹ để lắng nghe và chuyện trò”.

Sao ba m không hiu mình?

Tài kể rằng đây là câu hỏi mà hầu hết bạn bè của em đã từng gặp phải, xuất phát chủ yếu từ kết quả học tập, kết quả bài thi không được như ý ba mẹ. Đặc biệt ở bậc THPT khi các bạn đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề, thể hiện và khẳng định bản thân. “Thường khi nhận được các kết quả học tập như thế, câu mà ba mẹ nói sẽ là “sao không lo học hành, suốt ngày chỉ lo tụ tập bạn bè hay suốt ngày chỉ biết chơi game trên điện thoại…”. Nhưng ba mẹ đâu hiểu rằng, có những môn học không phải sở trường của mình và dù mình đã rất cố gắng thì kết quả cũng không phải lúc nào cũng mỹ mãn”, Tài chia sẻ.

Tài cho hay bản thân cũng thường xuyên gặp phải rắc rối này, đồng thời nhận định rằng: Phụ huynh thường đòi hỏi quá nhiều ở con cái mình. Lúc nào cũng thúc giục con cái học tập ngay cả khi đó là khoảng thời gian giải lao, thư giãn. “Sao ba mẹ không hiểu mình” vô tình lại là câu hỏi tạo ra hố ngăn cách trong mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái.

Tìm hiểu sâu hơn về hố ngăn cách đó, một bảng khảo sát gồm 11 câu hỏi đề cập đến những vấn đề tồn tại trong giao tiếp giữa ba mẹ và con cái thường gặp phải ở lứa tuổi THPT được chính Tài xây dựng, hướng đến các tiêu chí thấu hiểu và giải quyết xung đột. Khảo sát được thực hiện trong vòng 1 tháng, trên 500 học sinh khối 10, 11 và 12 tại Trường THPT Lương Thế Vinh. “100% học sinh được hỏi cho biết mình đã từng gặp phải mâu thuẫn với ba mẹ trong giao tiếp. Hơn 60% trong số đó kết luận rằng thường xuyên gặp phải các xung đột với ba mẹ mình trong các vấn đề về tình cảm, học tập, quyết định lựa chọn ngành nghề. Tần suất này gặp ít hơn ở 40% học sinh còn lại”, bảng khảo sát chỉ ra.

Đồng thời, Tài cho biết bảng khảo sát cũng chỉ ra rằng các xung đột giữa ba mẹ và con cái chính là mầm mống dẫn đến những hậu quả, có thể là bộc phát tức thì hoặc âm thầm diễn ra. “Hầu hết các bạn được khảo sát đều cho biết khi gặp phải mâu thuẫn, các bạn có xu hướng cãi lại nhằm thanh minh hoặc bỏ ra chỗ khác. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ kìm nén được cảm xúc nhưng lại cảm thấy “khó nói chuyện với ba mẹ”. Và dù là trong xu hướng nào thì mâu thuẫn cũng dần tạo ra sự xa cách giữa ba mẹ và con cái”, tác giả đề tài chia sẻ.

Hãy ch đng “li gn” ba m

80% số học sinh được khảo sát mong muốn tìm ra hướng giải quyết những xung đột giữa bản thân và ba mẹ. Theo Tài, mong muốn này là hoàn toàn chính đáng không chỉ cải thiện mối quan hệ với ba mẹ mà còn mang đến sự thấu hiểu lẫn nhau. “Mất hơn 2 tháng em mới có thể tìm ra những giải pháp hóa giải xung đột này. Trong mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái, những tài liệu của Việt Nam rất ít, nếu có chủ yếu chỉ đề cập đến hướng giải quyết làm sao để con cái vâng lời ba mẹ chứ chưa đặt ra vấn đề theo hướng ngược lại là làm sao để ba mẹ thấu hiểu con cái. Tài liệu nước ngoài ít nhiều cũng đề cập đến vấn đề này nhưng khi tiếp cận em lại gặp khó khăn về ngôn ngữ”, Tài cho hay. Thế là Tài phải tìm đến rất nhiều nhà sách, lục tung các cửa hàng sách gần nhà, gần trường để tìm tài liệu. “Các bạn có thể viết nhật ký cá nhân để giải tỏa tâm lý trong các cuộc xung đột, đồng thời hạn chế các vấn đề về giao tiếp với ba mẹ; sử dụng những tấm thẻ kẹp sách trên đó có ghi những câu chuyện đẹp về gia đình, về cách kiểm soát cảm xúc bản thân cũng là một biện pháp; chia sẻ vấn đề gặp phải với phòng tư vấn tâm lý trong trường. Đặc biệt là tích cực tạo ra các buổi trò chuyện với ba mẹ để xây dựng các giá trị sống yêu thương”, Tài đề xuất các giải pháp.

Trong các giải pháp đưa ra, theo Tài, quan trọng nhất chính là “tích cực tạo ra các buổi trò chuyện với ba mẹ”. Từ câu chuyện của bản thân và bạn bè, Tài thẳng thắn nhìn nhận: Giới trẻ hiện nay thường bị chi phối quá nhiều bởi các mối quan hệ ngoài gia đình. Các bạn dễ bị lệ thuộc vào mạng xã hội. Cả ngày học tập tại trường cùng các mối quan hệ bạn bè, khi bước về gia đình, điện thoại đôi khi lại là vật bất ly thân của nhiều bạn. Các bạn có thể say sưa trò chuyện trong thế giới ảo nhưng lại hạn chế trong việc trò chuyện một cách thẳng thắn và chân thành với ba mẹ. Các bạn có thể kể với bạn bè những vấn đề mà mình gặp phải nhưng ít ai dám thổ lộ những điều đó với ba mẹ.

“Nếu được, hãy đặt điện thoại xuống, thoải mái và chân thành nói chuyện thủ thỉ cùng ba mẹ. Có thể chỉ đơn giản là phụ mẹ làm việc nhà, ngồi xem bóng đá cùng ba, ngồi xem phim cùng cả nhà hay có những bữa ăn tối không quá vội vã để bước vào thế giới riêng của mình. Những lúc như thế, có thể thủ thỉ cùng ba mẹ chuyện học hành, chuyện lớp, chuyện trường, chuyện bạn bè, thậm chí là chuyện tình cảm. Ba mẹ luôn là người hiểu mình nhất. Nếu chưa hiểu, chỉ có thể là chúng ta đã chưa dám đối thoại”, Tài cho hay.

Nghiên cứu về ngành tâm lý học luôn là vấn đề “khó nhằn”, nhưng với tính thực tế, đề tài nghiên cứu của Tài đã xuất sắc giành giải nhì trong cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp TP vừa qua. Đánh giá về đề tài, cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung (giáo viên dạy văn trong trường) cho hay đây là hướng nghiên cứu khá mới, mở ra hướng giải quyết những xung đột cho học sinh và ba mẹ, từ đó dẫn đến sự thấu hiểu và đồng hành; đặc biệt khi các em đang trong giai đoạn chứng tỏ bản thân, lựa chọn ngành nghề.

L.Quân

 

Bình luận (0)