Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hóa giải những “tâm tư ” cho học sinh tiểu học

Tạp Chí Giáo Dục

“Thy ơi, sao lâu ri trưng mình không t chc đi ngoi khóa”; “Thy ơi, nay con đưc đim 10 môn toán”; “Cui tun ri con đưc ba m cho đi bin”; “Sao do này có nhiu bài tp quá thy ơi…”…


Hc sinh Trưng Tiu hc Đoàn Th Đim (qun Tân Phú) đến phòng tư vn tâm lý ti trưng đ chia s nhng câu chuyn ca bn thân…

Đây là những câu chuyện mỗi ngày phòng tư vấn tâm lý Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Tân Phú) ghi nhận. Từ đầu năm học 2023-2024, phòng tâm lý học đường được mở ra tại trường đã trở thành nơi để học sinh nhà trường chủ động nói ra câu chuyện của mình; là kênh kết nối gia đình và nhà trường trong việc cùng “gỡ rối” những vấn đề của trẻ.

Đ tr đưc nói…

Phòng tư vấn tâm lý được Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm bố trí ở lầu 1, được trang trí với nhiều màu sắc bắt mắt. Phòng được mở cửa suốt các ngày trong tuần, thành viên tư vấn ngoài giáo viên còn có hiệu trưởng, hiệu phó nhà trường trực tiếp tư vấn. Đặc biệt, mỗi thứ tư hàng tuần, chuyên viên tư vấn tâm lý từ Trung tâm Ý tưởng Việt sẽ hỗ trợ tư vấn.

Theo thầy Trần Trọng Khiêm – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, nhà trường xác định, việc xây dựng phòng tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học là tạo thêm một kênh để lắng nghe, một môi trường để trẻ được chia sẻ những câu chuyện của mình, qua đó giúp nhà trường biết thêm nhu cầu của trẻ.

“Với học sinh tiểu học, vấn đề tâm lý có thể chỉ là những thắc mắc mà không biết hỏi ai. Do vậy, công tác tư vấn tâm lý học đường ở bậc tiểu học nhà trường không đặt nặng yếu tố tâm sinh lý ở trẻ mà trước tiên là tạo thêm môi trường, nơi để các em có thể tin tưởng tìm đến chia sẻ những câu chuyện của mình chứ không phải chỉ khi gặp vấn đề mới xuống tư vấn. Đó có thể là niềm vui trong học tập, niềm vui khi được ba mẹ, thầy cô khen, khi giúp đỡ được bạn bè… Khi có nơi luôn sẵn sàng lắng nghe những câu chuyện của mình, trẻ sẽ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn, dám nói, giúp nhà trường kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trẻ…” – thầy Khiêm cho hay.

Với quan điểm đó, từ đầu năm học đến nay, vào mỗi đầu giờ học, cuối buổi học, giờ ra chơi hoặc… trái buổi học, phòng tư vấn tâm lý Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã trở thành nơi để học sinh tìm đến chia sẻ, kể những câu chuyện trường, lớp, bạn bè, gia đình, dám nói, bày tỏ những thắc mắc, băn khoăn trong học tập: Con muốn kỳ này trường mình tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa ra ngoài nhà trường; Con muốn cô cho con ít bài tập… Đôi khi còn là những câu chuyện về gia đình nhưng trẻ không biết chia sẻ với ai, được chuyên gia tư vấn nói chuyện, động viên. Từ những chia sẻ của trẻ, thầy cô kịp thời thông tin, gỡ rối, đưa ra những điều chỉnh phù hợp…


Công tác tư vn tâm lý cho hc sinh tiu hc cn thiết phi đưc quan tâm hơn na…

“Nhiều học sinh khi được tư vấn đã trở thành “chuyên gia tư vấn nhí”. Khi các em thấy bạn bè mình gặp vấn đề là biết “méc” thầy cô để nhờ hỗ trợ; khi bạn bè làm sai thì các em biết nhắc nhở bạn, từ đó bạn bè cùng nhau tiến bộ. Khi trường học thực sự là nơi để trẻ không ngại ngần bày tỏ tiếng nói của mình chắc chắn trẻ sẽ thích đến trường. Là cách để trường xây dựng trường học hạnh phúc” – thầy Trần Trọng Khiêm vui mừng nói.

Ph huynh “đt hàng” g ri cho tr

Không chỉ dừng ở lắng nghe trẻ, theo thầy Trần Trọng Khiêm, trong suốt năm học, phòng tư vấn tâm lý tại trường còn trở thành kênh trung gian để kết nối cùng gia đình, nhà trường trong việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của trẻ, từ đó có sự phối hợp giáo dục trẻ được tốt nhất. Nhà trường tổ chức chuyên đề tư vấn cho phụ huynh để hỗ trợ trẻ, qua đó phụ huynh biết rằng con mình cần gì, cùng với nhà trường hỗ trợ tư vấn cho con thông qua hoạt động học tập, các hoạt động ngoài nhà trường, tổ chức giờ chơi… Cả nhà trường và cha mẹ cùng chủ động trong vấn đề tư vấn cho trẻ chứ không chỉ đợi trẻ tự tìm đến.

“Phụ huynh ủng hộ, đánh giá rất cao phòng tư vấn khi nhà trường nắm bắt kịp thời tâm lý trẻ. Nhiều phụ huynh gặp trực tiếp hiệu trưởng bày tỏ rằng con mình đến phòng tư vấn đã tiến bộ hơn rất nhiều. Hơn thế, phụ huynh chủ động “đặt hàng” nhà trường tư vấn, “gỡ rối” những vấn đề của trẻ, ví dụ như trẻ thức khuya, trẻ mê chơi game… Từ chia sẻ của phụ huynh, nhà trường tổ chức các buổi tư vấn, nói chuyện tổng thể qua các buổi chào cờ, tiết sinh hoạt tại lớp…, mời chuyên gia, thầy cô cùng trao đổi, đưa những hình ảnh tích cực để giáo dục các em. Với 3.500 học sinh toàn trường, cách thức giáo dục này đã giúp nhà trường thiết kế nội dung giáo dục phù hợp, sát với nhu cầu của trẻ, hỗ trợ thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018” – thầy Khiêm phấn khởi.

Còn “b ng” tư vn tâm lý tiu hc

Nhiều năm theo đuổi công tác tư vấn tâm lý học sinh, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc Trung tâm Ý tưởng Việt kể, khác với học sinh trung học khi gặp vấn đề sẽ dám nói, ở bậc tiểu học khi gặp các vấn đề nào đó trong gia đình, với thầy cô đôi khi trẻ chọn… im lặng vì không biết kể với ai. Đây là mấu chốt của nhiều vấn đề tâm lý trẻ sau này… Đặc biệt, hiện nay độ tuổi trẻ dậy thì đã khác, nhiều trường hợp ngay từ lớp 3, 4 trẻ đã dậy thì, đòi hỏi sự quan tâm nắm bắt tâm lý trẻ sát sao hơn…

“Với phòng tư vấn tâm lý thông qua các trò chơi, trẻ cảm thấy gần gũi, tin tưởng, thấy được lắng nghe và sẽ sẵn sàng kể các câu chuyện của mình một cách tự nhiên… Nhiều trường hợp, trẻ bị ba mẹ đánh nhưng lại không biết nói với ai hay có những trường hợp trẻ gặp khó khăn trong học tập, khó khăn với thầy cô… thì qua phòng tư vấn tâm lý các em sẵn sàng nói ra, để được hỗ trợ”.

Mặc dù vậy, trên thực tế, công tác tư vấn tâm lý học đường mới đang được chú trọng nhiều ở bậc trung học, do đây là giai đoạn ở tuổi dậy thì với nhiều biến đổi về tâm sinh lý cũng như định hình cái tôi cá nhân. Ở bậc tiểu học, công tác này chưa được thực sự quan tâm do quan niệm học sinh tiểu học còn nhỏ “chưa biết gì”…

Theo tiến sĩ tâm lý Giang Thiên Vũ (giảng viên Khoa Tâm lý, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), quan điểm học sinh tiểu học chưa biết gì, chưa gặp vấn đề tâm lý đã không còn phù hợp. Trong bối cảnh hiện nay, từ rất sớm học sinh tiểu học đã được tiếp cận với CNTT; sự bận rộn của cha mẹ cũng khiến các em ít được lắng nghe hơn. Đặc biệt, ngày càng nhiều trẻ mắc các chứng như rối loạn ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý, tự kỷ… cần thiết được phát hiện sớm để hỗ trợ kịp thời…

“Vai trò của công tác tư vấn tâm lý học đường ở bậc tiểu học hiện nay là cấp thiết, quan trọng, phải được quan tâm, để hạn chế các vấn đề tâm lý của trẻ khi lên các bậc học cao hơn… Thế nhưng, công tác này ở bậc tiểu học còn chưa được quan tâm. Tại TP.HCM, tư vấn tâm lý học đường còn đang “bỏ ngỏ” ở hầu hết các trường tiểu học. Phòng tư vấn tâm lý trong trường tiểu học chỉ… đếm trên đầu ngón tay” – TS. Vũ tâm tư.

Yến Khương

Bình luận (0)