Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hóa thân nhân vật để học văn

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, hơn 230 hc sinh khi 6 Trưng THCS Nguyn Du (Q.1, TP.HCM) đã đưc hóa thân thành nhng nhân vt dân gian, nói cưi cùng các nhân vt trong truyn truyn thuyết, ng ngôn, c tích và truyn cưi đ thc hành trong môn ng văn.

Mt nhóm hc sinh biu din v kch “Thy bói xem voi”

Trải nghiệm độc đáo này không chỉ đưa học sinh đến gần hơn với môn học mà còn là cách để trang bị cho các em những kỹ năng tiếp cận với một số ngành nghề mà phương pháp học truyền thống không có được. Cụ thể, khi tham gia hoạt động trên, mỗi lớp được lựa chọn 3 tác phẩm để sân khấu hóa nằm trong 4 thể loại: Truyền thuyết, ngụ ngôn, cổ tích và truyện cười. Các lớp có 4 tuần để chuẩn bị tác phẩm, xây dựng kịch bản chuyển thể, theo cô Vũ Thị Hải Yến (giáo viên Bộ môn ngữ văn khối 6), đó chính là khoảng thời gian để các em “gọt giũa” nhiều kỹ năng. “Trang phục biểu diễn do học sinh thiết kế, được tận dụng từ những bộ đồ của các em. Giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng trong cách xây dựng tình tiết, lựa chọn đạo cụ, thông điệp, chủ đề. Còn sự sáng tạo trong cách thể hiện hoàn toàn do học sinh biến tấu, từ đó hình thành cho các em kỹ năng làm việc nhóm, tự chịu trách nhiệm trong tập thể, thể hiện sự sáng tạo của bản thân”, cô Hải Yến cho biết.

Các vở kịch “Thầy bói xem voi”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Cóc kiện Trời”, “Thánh Gióng”… được biểu diễn bằng sự hồn nhiên, ngây thơ dưới góc nhìn của tuổi học trò đã tạo ra những điểm nhấn riêng biệt. “Không quá màu mè, nhiều vở kịch còn được lồng ghép vào đời sống thực tế như “Cóc kiện Trời” hay “Thầy bói xem voi”… Sự thể hiện của các em khiến tôi rất bất ngờ. Cách học này sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, lâu hơn”, cô Hải Yến nói.

Điều đặc biệt là hoạt động trên có sự tham gia của phụ huynh. Sau khi tiết học kết thúc, nhiều phụ huynh đến bắt tay cảm ơn giáo viên vì đã cho con em họ cơ hội được trưởng thành, thể hiện mình. “Ở nhà con tôi nhút nhát lắm, cạy miệng cũng chỉ nói được vài câu. Vậy mà khi hóa thân thành nhân vật, con lại hoạt bát, tương tác với bạn bè hết sức tự tin khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Làm được như vậy tôi hiểu con đã rất nỗ lực. Có lẽ phải yêu bộ môn, yêu bạn bè lắm con mới làm được như thế”, chị Hoàng Thị Ngọc (phụ huynh một học sinh lớp 6/1) bày tỏ.

“Nhiều học sinh thắc mắc học văn để làm gì? Bằng hình thức sân khấu hóa, tôi muốn mang đến cho mỗi em trải nghiệm ở nhiều nghề nghiệp như diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, biên đạo trang phục… Qua đó giúp các em thấy văn học gần gũi với thực tế cuộc sống, để yêu hơn bộ môn, tự tin hơn với những điểm mạnh của mình. Đặc biệt, khi phụ huynh tham gia cùng sẽ giúp họ biết con học tập ở trường như thế nào, nhận ra năng khiếu của con ra sao và hiểu về chất lượng giáo dục của trường để “có tiếng nói chung” với nhà trường trong cách giáo dục học sinh”, cô Hải Yến nhấn mạnh.

Được biết, những vở kịch nổi bật từ gần 20 phiên bản được chọn biểu diễn dưới sân cờ cho học sinh toàn trường xem.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)