Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hoa xuân miền biển đảo

Tạp Chí Giáo Dục

Đi gia ph núi cao nguyên trong tiết tri tháng chp se lnh, ven các trin đi, mái ph chp chi hoa mai anh đào n sm, tôi cht nhn ra mùa xuân v gần! Nh li Trung tá Cn Văn Hưng, chính tr viên đo Trưng Sa Đông hôm chúng tôi ra thăm, anh bo: Mi đ xuân v, trên các đo, đim đo Trưng Sa hoa biển nở xao xuyến lòng người…


Cán b, chiến sĩ  Trưng Sa chun b đón Tết
 

Loài hoa báo hiu mùa xuân v nơi hải đo

Dù công dân “thành phố ngàn hoa” gần gũi, tiếp xúc hàng trăm ngàn loài hoa đẹp, hoa quý, nhưng tôi phải ngẩn ngơ trước những bông hoa biển! Giữa sóng gió, khắc nghiệt của thiên nhiên nơi trùng dương xa thẳm, chạm tay vào một cành hoa, lòng chợt thấy bâng khuâng rất khó tả. Hoa ở các đảo trên quần đảo Trường Sa chỉ nở vào mùa xuân như biểu tượng tình yêu của người lính, đơn sơ mà đẹp vô ngần!


Nhng n hoa bàng qu vuông đang đơm n

Tôi về Trường Sa giữa tháng năm, khi ấy hoa bàng quả vuông đã kết thành quả, họa hoằn lắm soát lại vài bông nở muộn nhưng rất nhiều người trong đoàn công tác chen nhau… hái để làm quà. Bàng quả vuông là loài cây đặc trưng ở Trường Sa, trên tất cả các đảo nổi hay trên hành lang các đảo chìm vẫn hiện hữu loài cây này. Bàng quả vuông rất hợp với khí hậu khắc nghiệt vùng sóng gió, nở hoa rất đẹp, rất hoang sơ và lâu tàn. Nếu hoa dã quỳ nở, báo hiệu kết thúc mùa mưa, chuyển sang mùa nắng Tây Nguyên; hoa đào (miền Bắc); mai vàng (miền Trung và miền Nam) báo hiệu mùa xuân, thì hoa bàng quả vuông là loài hoa báo hiệu mùa xuân về trên miền đất đảo!


Hoa bàng qu vuông n trng khi xuân v trên các đ Trưng Sa

Điểm đặc biệt đối với loài hoa này là cuối mùa xuân, hoa tàn để kết thành quả. Quả bàng vuông có hình thù vuông vức (4 cạnh) trông rất lạ mắt, món quà đơn sơ nhưng mang nhiều ý nghĩa của lính đảo tặng khách quý từ đất liền mỗi khi ra thăm Trường Sa, trở về. Những ai được tặng quả bàng vuông là người được yêu mến và may mắn nhất. (Bởi quà tặng không có nhiều mà người muốn được tặng thì quá đông!). Dù là “đồng hương Bình Định” quý nhau lắm, nhưng vợ chồng anh Trường và chị Hạnh (một trong những hộ dân ở đảo Trường Sa Lớn) cũng đành “khất”, hẹn cuối mùa xuân năm sau sẽ gửi về đất liền tặng tôi mấy quả bàng vuông làm kỷ niệm!


Rc r hoa bàng qu vuông  Trưng Sa khi xuân v

Đến đảo Trường Sa Đông, chúng tôi đi dưới bóng cây bàng quả vuông mát rượi. So với đảo Trường Sa Lớn, dù có diện tích nhỏ hơn, nhưng ở đảo Trường Sa Đông được trồng loại cây này nhiều nhất. Ngoài tỏa bóng mát trong những tháng hè nắng cháy và che chắn bão giông mỗi mùa giông tố tràn về; và, khi mùa xuân sang hoa bàng quả vuông nở rực cả đảo, tô điểm thêm cuộc sống thi vị cho người lính xa nhà. Bởi vậy, chẳng biết tự bao giờ, hoa bàng quả vuông trở thành loài hoa báo hiệu mùa xuân về khiến tâm hồn những người lính hải quân bâng khuâng mỗi khi nhận về mình thêm một tuổi mới và thêm một tuổi quân để vững vàng chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió thiêng liêng!..

Lãng mn hoa mung bin

Dọc theo chân kè chắn sóng, ven bờ cát trắng chạy dài, sát mép nước trên các đảo nổi ở Trường Sa, muống biển mọc rất nhiều và xanh tươi. Đây là loài hoa dại có sức sống rất mãnh liệt chịu được sóng, gió, thời tiết mưa nắng, bão giông thất thường và khắc nghiệt. Từ lâu, loài hoa dại này như đã hẹn ước, cứ mỗi dịp mùa xuân về hoa muống biển nở tím ngát trên các vùng đất đảo thân thương. Cùng với các loài hoa dại khác, hoa muống biển nở rộ vào mùa xuân, góp phần làm cho đời sống tình cảm của công dân đảo thêm hào phóng, thi vị. Dù màu hoa tím buồn nhưng không ủy mị mà gợi nhớ chút gì “rất Huế” của tà áo dài thiếu nữ đất cố đô. Màu hoa tím thẫm rất giống màu hoa lưu ly, Forgetmenot, thạch thảo… của Đà Lạt. Các chàng chiến sĩ trẻ đảo Trường Sa Đông nói vui “màu tím đợi chờ”! Sống giữa vùng sóng gió trùng dương, tháng ngày đối diện với bao nhiêu khó khăn, thử thách… ngắm cành hoa tím với hàm chứa bao nhiêu ý tưởng kể cũng rất lãng mạn!


Hoa mung bin n tím các đo mi khi xuân v  Trưng Sa

Muống biển bám rễ chặt vào lòng đất, phát triển rất nhanh và xanh tốt, trải dài trên mặt cát góp phần chống sự xâm thực của sóng biển đối với ven bờ các đảo nổi. Chiến sĩ đảo Trường Sa Đông cho biết: Trước đây, hoa muống biển mọc tự nhiên và rất nhiều ở hầu hết các đảo nổi ở Trường Sa. Song, những năm gần đây, bộ đội hải quân phát hiện trong cây muống biển có chứa một hàm lượng chất bổ, tính mát (không có độc tố) rất phù hợp để chế biến thức ăn trong chăn nuôi.

Hiện nay, trên các đảo như Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông, Phan Vinh A, An Bang… cán bộ, chiến sĩ đã trồng thêm nhiều loài cây thân leo này trên các bãi cát hoang, quanh các bờ kè đá để vừa giữ đất vừa làm rau chế biến thức ăn cho lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng… được chăn nuôi trên hầu hết các đảo ở Trường Sa – nguồn thực phẩm phong phú cải thiện đáng kể bữa ăn cho cán bộ, chiến sĩ hải quân.

Trên các đảo nổi ở Trường Sa, mỗi mùa xuân về ngoài hoa bàng quả vuông, hoa muống biển nở thắm đất trời, còn có các loài cỏ lau thân mềm, cỏ lá kim… trên các vùng đất đảo cũng đua nhanh xanh tốt và nở hoa li ti rất hoang sơ và đẹp nao lòng! Hòa trong hương vị mặn mà của biển, hương hoa lan tỏa ngọt ngào và ong, bướm say sưa rủ nhau đi tìm mật ngọt… Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, lãng mạn cho cuộc sống tinh thần của công dân giữa trùng dương khơi xa mỗi độ xuân về.

… Thơ thẩn trên đồi thông Đà Lạt trong chiều cuối năm trời se lạnh, thoáng thấy những cụm hoa lưu ly nở tím ven đường, tôi nhớ Trường Sa da diết! Ở ngoài đó, những người lính biển, các hộ dân trẻ – những người bạn tôi mới quen chắc đang bâng khuâng chuẩn bị đón một mùa xuân mới nữa sắp về. Chắc bây giờ, trên các đảo ở Trường Sa nở trắng hoa bàng quả vuông và tím ngát trời hoa muống biển.

Thanh Dương Hng

Bình luận (0)