Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cho biết đang cùng 11 tỉnh phía Bắc là Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lai Châu, Lào Cai… xây dựng và hoàn thiện hồ sơ hát then dân tộc Tày và Nùng trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hát then là loại hình nghệ thuật truyền thống và là hình thức sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Hát then bắt nguồn từ niềm tin “vạn vật có linh hồn”, là một không gian văn hóa dân tộc, một tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian đa dạng, vừa phản ánh vừa mô tả, gửi gắm, nhắn nhủ những ngọt bùi đắng cay của cuộc sống ông cha.
Hát then mang tính chất dân gian khá rõ rệt, được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng đồng bào dân tộc Tày và Nùng. Không chỉ thích nghe và xem, người dân còn thích được tham gia hát then. Bởi trong hát then có cả hát múa, đàn, hội họa và có cả giao duyên.
Bình luận (0)