Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hoạt động thiết chế văn hóa yếu dần đi

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là tha nhn ca ông Võ Trng Nam – Phó Giám đc S Văn hóa Th thao (VHTT) TP.HCM ti bui kho sát S VHTT TP v tình hình đu tư và hiu qu hot đng các thiết chế văn hóa trên đa bàn TP ca Ban Văn hóa – Xã hi, HĐND TP.


Vic đu tư cho các thiết chế văn hóa ti TP.HCM còn hn chế

Theo báo cáo, hiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở phục vụ cộng đồng thuộc ngành VHTT quản lý gồm 36 đơn vị; Hội, đoàn cấp TP quản lý 47 đơn vị. Bên cạnh đó còn có hệ thống thiết chế VHTT do ngành công an, quân đội quản lý, xây dựng; 9/17 khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao có trung tâm sinh hoạt công nhân, công trình thể dục thể thao; 88/312 nhà văn hóa, trung tâm VHTT phường/xã, 1.586/1.586 khu phố và 404/404  trụ sở khu phố, văn phòng ấp kết hợp với tụ điểm sinh hoạt văn hóa.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Nhựt – Phó ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP, qua khảo sát thực tế ở một số quận/huyện cho thấy hầu hết các trung tâm VHTT quận/huyện, các nhà văn hóa phường/xã/thị trấn nhiều năm không hoạt động, xuống cấp. Các cấp, các ngành đều đã biết từ lâu, đưa ra nhiều giải pháp khắc phục nhưng sau nhiều năm đến nay vẫn chưa có gì thay đổi.

Còn theo ông Nam, giai đoạn năm 2000, TP đầu tư mạnh vào xây dựng các thiết chế văn hóa. Tuy nhiên, thời gian gần đây việc đầu tư từ từ mất dần, hoạt động kém đi. Nguyên nhân là do ngân sách không đủ, nhân sự thay đổi dẫn. Hiện nay không chỉ cơ sở vật chất mà ngay cả phương thức hoạt động cũng lạc hậu. Tóm lại là có rất nhiều vấn đề nan giải cho thiết chế văn hóa…

Nói rõ hơn về kinh phí ngân sách cấp cho các hệ thống thiết chế văn hóa, ông Trần Thanh Vương – Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở VHTT – cho biết, kinh phí được cấp chỉ đáp ứng các chi phí và thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động cơ bản của đơn vị; khó có sự đổi mới về cả nội dung lẫn hình thức.

Về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết chế văn hóa, ông Nam nói: “Luật Đầu tư không cho liên doanh liên kết đối với lĩnh vực văn hóa. Trong dự thảo nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đề cập đến luật này, nếu có sự thay đổi cho phép lĩnh vực VHTT được liên doanh, liên kết thì thiết chế văn hóa được hiệu quả hơn, tạo ra nhiều sản phẩm để người dân thụ hưởng”.

“TP.HCM là nơi đáng sng, là trung tâm văn hóa ca c nưc, khu vc nhưng t l ngân sách dành cho đu tư văn hóa còn quá khiêm tn. Hot đng thiết chế văn hóa khó khăn thì thit thòi nht là ngưi dân”, ông Cao Thanh Bình – Trưng ban Văn hóa – Xã hi, HĐND TP – nhn mnh.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thảo – Trưởng phòng Quy hoạch và phát triển tài nguyên du lịch, Sở Du lịch TP, trong chiến lược phát triển du lịch TP.HCM đến 2030, các di tích văn hóa lịch sử và các mô hình vui chơi giải trí là một điểm nhấn để thu hút du khách. Song hiện nay các công trình mà ngành du lịch và văn hóa chờ đợi vẫn chưa có bước tiến gì. Các dự án nhà hát, rạp xiếc quy mô lớn chưa triển khai được trong khi TP đang rất thiếu. Bởi vậy, các sản phẩm phục vụ cho khách du lịch sau 18 giờ, ngoài ăn uống, đi bộ thì hầu như không còn gì, những chương trình biểu diễn văn nghệ chưa có.

Cùng tham dự buổi giám sát, đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư TP thông tin, giai đoạn 2021-2025, sở đã báo cáo UBND TP trình HĐND TP thông qua bố trí vốn cho 44 dự án với gần 2.700 tỷ đồng; trình UBND TP báo cáo HĐND TP thông qua việc giao vốn chuẩn bị đầu tư cho 14 dự án văn hóa và 5 dự án thể thao. So với các lĩnh vực khác, nguồn vốn dành cho lĩnh vực VHTT không lớn, chỉ chiếm từ 1,9 đến 2,1%/ tổng nguồn vốn của TP.

“Trong dự thảo nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 có đưa quy định cho TP cơ chế liên doanh liên kết trong hoạt động đầu tư các cơ sở thiết chế VHTT. Nếu được thông qua, TP sẽ tận dụng được nguồn lực xã hội hóa đầu tư các dự án theo đúng nhu cầu thực tế của TP hiện nay”, đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư nói.

Phát biểu kết luận buổi giám sát, ông Cao Thanh Bình – Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP – đề nghị Sở VHTT tiếp tục quan tâm, đeo bám UBND TP, các sở ngành, địa phương để sớm ban hành đề án Phát triển tổng thể hệ thống thiết chế VHTT cơ sở trên địa bàn TP.HCM đến năm 2035.

“Đề án này được mong đợi vì khi ban hành sẽ có pháp lý rõ ràng, kéo theo cả quy hoạch nguồn lực nhân sự tham gia, lúc đó có cơ sở thực hiện”, ông Bình nói.

Ông Bình cũng đề nghị Sở VHTT tiếp tục nghiên cứu thiết chế văn hóa, phối hợp với các sở ngành để giải quyết những khó khăn, bất cập; Sở Kế hoạch Đầu tư nên tính toán ưu tiên nguồn vốn cho lĩnh vực VHTT. Đặc biệt, ưu tiên tối đa xây dựng trung tâm sinh hoạt cho công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Trong các khu không có trung tâm thì tối thiểu địa phương lân cận phải có để đảm bảo số lượng cho công nhân tham gia sinh hoạt.

Linh Anh

Bình luận (0)