Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hoạt động thủy văn trên địa bàn TP.HCM: Còn nhiều vướng mắc cần sớm sửa đổi

Tạp Chí Giáo Dục

Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP về ban hành quy định quản lý Nhà nước đối với hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn TP.HCM.

Theo tờ trình, qua gần 10 năm thực hiện Quyết định 107/ 2007/ QĐ-UBND còn nhiều hạn chế và tồn tại khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Cụ thể: chưa quy định chi tiết về sử dụng số liệu khí tượng thủy văn đối với các đề án, quy hoạch nên các đơn vị không xây dựng các trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng. Cho đến nay, trên địa bàn TP, ngoài các công trình khí tượng thủy văn do Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ quản lý và khai thác, còn lại hầu hết là các điểm đo khí tượng thủy văn chuyên dùng để quan trắc các yếu tố khí tượng, thủy văn phục vụ theo nhu cầu khai thác riêng của chủ thể thực hiện – là các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. Do đó, việc tiến hành cấp giấy phép cho các công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng rất khó thực hiện. Từ năm 2007 đến nay, TP chỉ xem xét, cấp 6 giấy phép cho 72 vị trí công trình nhưng thực chất cũng chỉ là các điểm đo khí tượng, thủy văn.

Hiện nay, TP.HCM vẫn chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về khí tượng thủy văn phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện giữa các cấp, đặc biệt là giữa cơ quan quản lý về khí tượng thủy văn (Sở TN-MT TP.HCM) và cơ quan dự báo khí tượng thủy văn khu vực (Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ), việc phối hợp thực hiện giữa các cấp về công tác thanh kiểm tra chưa được chú trọng.

Từ những khó khăn trên, Sở TN-MT kiến nghị UBND TP rà soát, sửa đổi, bổ sung quyết định trên để đảm bảo tính khả thi, phù hợp điều kiện thực tế của TP. Việc ban hành quy định mới sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn; tạo cơ sở pháp lý cho các sở, ban, ngành, các cấp địa phương chủ động trong công tác tổ chức thực hiện quản lý, khai thác mạng lưới trạm; dự báo, cảnh báo; thông tin, dữ liệu; phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn; phòng chống thiên tai và giám sát biến đổi khí hậu; góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của TP hiện nay và trong thời gian tới.

T.A

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)