Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp: Đừng chỉ là “bình mới rượu cũ”

Tạp Chí Giáo Dục

Hot đng tri nghim hưng nghip là môn hc bt buc trong Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 bc THPT. Đưc đim tên là môn hc, có sách giáo khoa, kim tra đánh giá song b môn này hin đang đưc trin khai theo hưng kiêm nhim, nhà trưng vn gp nhiu lúng túng…


Theo các chuyên gia, hot đng tri nghim hưng nghip có vai trò rt quan trng, góp phn đnh hưng ngh nghip cho hc sinh

Giáo viên phi kiêm nhim

Theo nhận định của lãnh đạo nhiều trường THPT, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở bậc THPT trong Chương trình GDPT 2018 không phải là nội dung mới. Bởi trong chương trình hiện hành, hoạt động này đã được các trường triển khai trong giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt hướng nghiệp… Các hoạt động này chỉ là hoạt động bổ trợ của nhà trường trong mục tiêu giáo dục học sinh, không hề có kiểm tra đánh giá và cũng không có sách giáo khoa bài bản, tùy theo đối tượng học sinh mà từng trường có cách thức triển khai phù hợp khác nhau. Trong Chương trình GDPT 2018 bậc THPT, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là một trong các bộ môn bắt buộc, với thời lượng 105 tiết/năm, tương đương 3 tiết/tuần; đánh giá học sinh bằng nhận xét, đạt và chưa đạt chứ không cho điểm số. Điều đáng nói là dù được gọi tên thành một môn học nhưng trên thực tế, giáo viên phụ trách bộ môn này đang phải kiêm nhiệm. Đơn cử, tại Trường THPT Tân Phong (Q.7, TP.HCM), thầy Trần Công Bình (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở khối 10 được nhà trường phân công giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Với thời lượng 3 tiết mỗi tuần thì giáo viên chủ nhiệm đảm nhận 2 tiết, trong đó có 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm, 1 tiết xây dựng riêng; tiết còn lại được lồng ghép vào giờ chào cờ, chuyên đề, đi trải nghiệm hướng nghiệp. “Ở hoạt động này, nhà trường sẽ đa dạng nhiều kênh để giáo viên chủ nhiệm có thể theo dõi, nắm bắt và đánh giá được năng lực học sinh một cách đúng nhất. Nội dung triển khai thì không mới song vì được gọi tên là một môn học nên đôi khi trong quá trình triển khai, giáo viên còn gặp một số lúng túng đòi hỏi nhà trường phải thường xuyên theo dõi, hỗ trợ thêm”, thầy Bình chia sẻ.

Trong khi đó, Trường THPT Võ Trường Toản (Q.12, TP.HCM) lại bố trí giáo viên công nghệ giảng dạy hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở khối 10. Vì là giáo viên kiêm nhiệm nên cô Đỗ Thị Việt Phương (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho biết để giáo viên “chắc tay” hơn khi giảng dạy bộ môn, song song với việc được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên môn, nhà trường còn tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường thêm các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, giúp giáo viên đánh giá đúng năng lực học sinh. Còn tại Trường THPT Phước Long (TP.Thủ Đức), giáo viên phụ trách hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở khối 10 được nhà trường lựa chọn trong số giáo viên có kinh nghiệm chủ nhiệm khối 12 để tập huấn bồi dưỡng, cùng với giáo viên công nghệ nông nghiệp đảm nhiệm vai trò giảng dạy hoạt động này.

Tránh “bình mi rưu cũ”

TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) nhìn nhận, Chương trình GDPT 2018 bậc THPT với mục tiêu định hướng nghề nghiệp cho học sinh, vì vậy nội dung hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp có vai trò rất quan trọng, cùng với các môn học khác và hoạt động giáo dục của nhà trường để góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vì vậy, bà Mai cho rằng vai trò của đội ngũ giáo viên giảng dạy hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là rất quan trọng. Đội ngũ này phải được tập huấn bài bản, làm sao có thể đảm nhiệm thực hiện một cách xuyên suốt và bài bản mục tiêu định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Được phân công đảm nhiệm giảng dạy bộ môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh khối 10 năm học này, một giáo viên môn ngữ văn (là giáo viên chủ nhiệm) đang công tác tại một trường THPT ở TP.Thủ Đức chia sẻ, hiện nay tôi đứng lớp môn học này chủ yếu thông qua kinh nghiệm chủ nhiệm. Dù vậy, tôi vẫn phải luôn tự làm mới để mang đến những trải nghiệm thực tế nhất cho học sinh trong môn học. “Hiện nay tôi phụ trách môn học này 2 tiết/tuần, gồm 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm và 1 tiết riêng biệt. Để biến các kinh nghiệm hướng nghiệp, kinh nghiệm nắm bắt tâm lý học sinh sau nhiều năm làm chủ nhiệm thành các bài học thực tế gắn với môn học để học sinh dễ dàng tiếp thu và hiểu sâu thì giáo viên không chỉ đơn thuần là lên lớp truyền đạt lại mà đòi hỏi phải nghiên cứu, tìm tòi thêm các kiến thức mới. Bằng không thì chỉ là “bình mới rượu cũ””, giáo viên này thẳng thắn nói.

Trong hội thảo về thực hiện Chương trình GDPT 2018 mới đây, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở khối 10 trong chương trình mới với thời lượng 3 tiết/tuần song không đồng nghĩa với việc đưa môn học vào trong tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và một tiết chuyên đề. Tuy nhiên, đây là cách thức đang được các trường THPT triển khai, và vì vậy phần nhiều các trường giao môn học này cho giáo viên chủ nhiệm phụ trách tiết chào cờ, sinh hoạt lớp và thêm 1 giáo viên khác đảm nhiệm 1 tiết riêng biệt, chia đều thành 3 tiết/1 tuần. Trong khi đó, Chương trình GDPT 2018 hướng dẫn hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ… Vì vậy, nhiều  trường đang đồng nghĩa việc thực hiện hoạt động này là chào cờ, sinh hoạt lớp với hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.

Ông Thành chỉ rõ, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp phải được thực hiện đúng theo chương trình. Trong đó bao gồm các chủ đề, chủ điểm với 4 mảng lớn là: Hoạt động hướng vào bản thân; hoạt động hướng tới gia đình; hoạt động hướng tới xã hội; hoạt động hướng đến tự nhiên, trong đó có cả hoạt động hướng nghiệp. “Nếu giao tất cả cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện hoạt động này thì không phù hợp. Vì thế, Bộ GD-ĐT mới hướng dẫn rằng phải phân công giáo viên phù hợp năng lực chuyên môn cho các nội dung hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Ví dụ, ở hoạt động hướng nghiệp thì nhà trường có thể giao cho giáo viên địa lý, giáo viên kinh tế pháp luật phụ trách nhưng ở hoạt động khám phá bản thân thì cần phải ưu tiên giáo viên dạy sinh học; trong khi đó, hoạt động rèn luyện bản thân có thể phân công nhiều giáo viên phụ trách…”, ông Thành phân tích.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)