Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Học ban cơ bản, thi ĐH đề nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Những thắc mắc về đề thi, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp, điểm ưu tiên… được Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Ngô Kim Khôi giải đáp kỳ này.

> Muốn làm nghề bán thuốc tây, học ngành nào?

> Nhiều ngành học “bỗng nhiên” không được tuyển khối B

> “Đắt sô” ngành Môi trường 

Thí sinh làm thủ tục dự thi năm 2008 (Ảnh Phạm Hải)
Em là học sinh lớp 12 Trường THPT Hai Bà Trưng (TP.Huế). Hiện tại, em đang học ban cơ bản nhưng có ba môn Toán, Lý, Hóa, học theo SGK nâng cao. Qua theo dõi việc trả lời của ban tư vấn trên Internet, em hiểu là khi thi tốt nghiệp, em chỉ được chọn phần riêng dành cho ban cơ bản. Nhưng các thầy cô ở trường em và nhất là cô hiệu phó phụ trách chuyên môn lại khẳng định là chúng em học chương trình nào thì khi thi tốt nghiệp phải chọn phần riêng của chương trình đó, có nghĩa là nếu học Toán, Lý, Hóa nâng cao thì phải chọn phần riêng của chương trình nâng cao để làm. Kỳ thi học kỳ I vừa rồi, chúng em đã phải làm như thế. Em rất băn khoăn. Các thầy cô ở trường em hiểu sai hay là em hiểu sai? (huyt.than@gmail.com)
 Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh học chương trình nào thì thi theo đề thi của chương trình đó. Cô giáo của em đã khẳng định đúng.
 Còn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009, đề thi các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa có 2 phần:
 Phần chung: nội dung đề thi nằm trong phần giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Phần này dành cho tất cả thí sinh.
 Phần riêng: nội dung đề thi ra theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Khi làm phần riêng này, em chỉ được chọn 1 phần riêng thích hợp để làm bài (có thể thuộc chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao), mà không phụ thuộc vào việc em đã học ban cơ bản. Nhưng lưu ý là, em chỉ được chọn 1 phần riêng thích hợp để làm bài, nếu chọn cả hai thì bài làm của em bị coi là phạm quy. Phần riêng không được chấm điểm, chỉ chấm điểm phần chung.
Ngành Cơ điện tử học gì? 
Em là thí sinh tự do, năm nay em thi tiếp ĐH mà chỉ thích học ngành môi trường và ngành về nghiên cứu. Nhưng gia đình em lại không muốn cho con học ngành đó vì khi học xong rồi thì không có ai xin việc cho. Mong ban tư vấn giúp em: ngành Cơ điện tử của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thì học về gì? Sau khi học xong có dễ xin việc không? Làm ở đâu? (chubehattieu@gmail.com)
Để chọn trường dự thi và ngành để học, em hãy cân nhắc thận trọng cả 5 yếu tố sau:
– Năng lực thực tế của bản thân
– Năng khiếu, sở trường
– Hoàn cảnh kinh tế gia đình
– Khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp
– Nhu cầu xã hội về ngành nghề em dự định theo học
Nếu em chọn ngành Môi trường theo sở thích thì chưa đủ, mà cần tham khảo thêm ý kiến bố mẹ, thầy cô, bạn bè… sao cho quyết định cuối cùng là khả thi nhất với cả 5 yếu tố trên.
Ngành cơ điện tử đào tạo kỹ sư có kiến thức về điện, điện tử. Ngành này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức để có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì máy móc, thiết bị.
Ngoài ra, sinh viên sẽ được học về kiến thức khoa học cơ bản về Toán, Lý, Tin học; các kiến thức về cơ sở kỹ thuật trong cơ khí, điện, điện tử; kiến thức và kỹ năng chuyên môn về tự động hóa, điều khiển, cảm biến, vi xử lý, sản xuất tự động, truyền thông…
Sau khi học xong, sinh viên có khả năng thiết kế, chế tạo, cải tiến, vận hành và bảo trì các máy móc, thiết bị; xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm để điều khiển các máy móc, thiết bị tự động và các phương tiện số khác.
Những nơi tiếp nhận các cử nhân tốt nghiệp ngành này gồm: các nhà máy, xí nghiệp (kể cả các nhà máy có công nghệ kỹ thuật cao); các viện nghiên cứu; các ĐH trong lĩnh vực cơ khí hiện đại, điều khiển và tự động hóa.
Để có thông tin chi tiết về ngành Cơ điện tử của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, em có thể hỏi trực tiếp phòng đào tạo của trường, số điện thoại: 043.7650051 hoặc 043.7655121 (máy lẻ 224). 
Hạn nộp hồ sơ ĐKDT của thí sinh tự do đến ngày nào? 
Năm 2008, huyện Từ Sơn của em được lên thị xã. Năm 2007, em tốt nghiệp tại trường cấp 3, thuộc Từ Sơn. Em ĐKDT ĐH năm nay thì em thuộc vào đối tượng ưu tiên nào, khu vực 2- NT (+1 điểm) hay khu vực 2 (+0.5điểm)? (chudangduong_a6@yahoo.com)
Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp THPT ở khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. 
Huyện Từ Sơn (nay là thị xã Từ Sơn) thuộc khu vực 2 nông thôn (KV2 – NT), em hưởng ưu tiên khu vực theo KV2 – NT (chênh lệch 1.0 điểm so với học sinh phổ thông KV3). 
Cho em hỏi thời hạn nộp hồ sơ thi ĐH của thí sinh tự do là đến ngày nào? Em muốn nộp hồ sơ thi thì phải nộp trực tiếp ở phòng đào tạo của trường dự thi hay nộp qua hình thức nào? Em là con của bệnh binh hạng 2/3 và ở khu vực 2 nông thôn thì được cộng bao nhiêu điểm ưu tiên? (thuonghieungaythu6@gmail.com)  
Thời hạn nộp hồ sơ ĐKDT đối với thí sinh tự do như đối với thí sinh đang là học sinh THPT, theo tuyến của sở GD-ĐT từ ngày 10/3 đến hết ngày 10/4/2009. Thí sinh tự do nộp hồ sơ ĐKDT tại các địa điểm do sở GD-ĐT quy định.
Hết thời hạn trên mà em vẫn chưa nộp hồ sơ ĐKDT, thì em có thể nộp trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi, trong thời hạn từ ngày 11/4 đến hết ngày 17/4/2009.
Em là con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%, thuộc đối tượng 06 (nhóm UT2), điểm trúng tuyển của em thấp hơn HSPT-KV3 là 1,0 điểm. 
Những thắc mắc liên quan đến thi, tuyển sinh 2009, có thể gửi đến: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Chúng tôi sẽ kết nối với các chuyên gia tuyển sinh để cung cấp các thông tin cần thiết, giải đáp cho thí sinh và phụ huynh.
Ngô Kim Khôi (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT)  
Vietnamnet 

Bình luận (0)