Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Học bơi để sinh tồn

Tạp Chí Giáo Dục

Học bơi để sinh tồn - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Học bơi để sinh tồn Audio

Không b bơi, không phao chuyên dng, sut bn năm qua, Trưng TH-THCS A Túc (xã Lìa, Hưng Hóa, Qung Tr) vn đu đn t chc lp dy bơi min phí gia lòng h Lìa. T chiếc chai nha nh bé thay phao, nhng giáo viên và chiến sĩ biên phòng tình nguyn dy bơi min phí, vic làm thm lng y đã giúp hàng trăm hc sinh vùng cao không ch biết bơi mà còn lan ta k năng sinh tn và ý thc phòng nga tai nn đui nưc đến cng đng…

Lớp học bơi miễn phí rèn luyện kỹ năng sinh tồn cho học trò ở vùng Lìa

Lp hc bơi gia h Lìa

Giữa trưa hè, mặt nước hồ Lìa sau trận mưa rừng gợn đục. Xa xa, những mái nhà sàn chênh vênh bên bìa rừng, yên ắng. Những đứa trẻ vô tư trầm mình giữa dòng nước. Nhưng phía sau những tiếng cười hồn nhiên ấy là những câu chuyện khiến người lớn không thể yên lòng. Hầu hết trẻ em nơi đây đều biết tắm suối từ rất sớm. Chúng theo anh chị, theo bạn bè ra khe suối, ra hồ thỏa sức tắm mà không có áo phao, không có người lớn trông coi. Đâu đó, câu chuyện về tai nạn đuối nước vẫn xảy ra trong nỗi đau như một vết cứa không lành cho biết bao gia đình.

Từng chứng kiến nỗi đau ấy, cô giáo Hồ Thị Dung, một người con của bản làng có nhiều năm gắn bó với Trường TH-THCS A Túc đã tình nguyện đứng lớp dạy bơi miễn phí. Cùng với nhà trường, cô vận động tổ chức lớp học bơi miễn phí cho học sinh ngay tại hồ Lìa. Mùa hè năm 2025 là năm thứ tư lớp học đặc biệt này được duy trì. “Không có bể bơi thì mình ra hồ. Không có phao thì gom chai nhựa. Mình cố gắng hết sức, truyền đạt cho các em các kỹ năng mà mình đã được học tập ở giảng đường đại học và kinh nghiệm thực tế. Dạy bơi trong điều kiện thiếu cơ sở vật chất quả thật rất vất vả nhưng miễn sao trò biết bơi, biết tự cứu mình là được”, cô Dung nói.

Mỗi ngày, cô lại cùng các đồng nghiệp và các tình nguyện viên ra hồ từ sớm, đón từng tốp học sinh. Họ chia lớp, phân nhóm theo trình độ, tỉ mỉ hướng dẫn từ cách hít thở, đạp chân cho đến cách nổi trên mặt nước. Đứa nào sợ thì được dỗ ngọt. Đứa nào nhút nhát thì cô dầm nước cùng, dắt tay qua từng đoạn.

Năm nay Trường TH-THCS A Túc tổ chức hai đợt học bơi. Đợt đầu vào tháng 4-2025, khi năm học chuẩn bị kết thúc. Gần hai tháng sau đó, khi bế giảng, nhà trường tổ chức Giải bơi truyền thống lần thứ nhất năm học 2024-2025. Không chỉ là sân chơi để các em thi đua, sự kiện còn là dịp để khơi dậy tinh thần thể thao và sự tự tin. Các em được gọi tên lên trao giải, được cha mẹ vỗ tay khen ngợi, được cả bản làng xem như niềm tự hào.

Đầu tháng 6-2025, một khóa học bơi khác do nhà trường phối hợp với Xã đoàn và Đồn Biên phòng Thanh tổ chức. Lớp bơi có gần 100 học sinh. Trong đó, 50 em học lớp nâng cao, đã từng tham gia trước đó; 25 em học lớp cơ bản, lần đầu tập bơi; còn lại là các em học sinh lớp 4, lớp 5 đang chuẩn bị lên lớp 6, muốn làm quen với nước. Những dụng cụ dạy bơi rất đơn sơ: dây thừng, chai nhựa, áo phao tặng lại từ các tổ chức từ thiện. Đồng hành cùng các em là các thầy cô và chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh, dầm mình dưới nước, sát cánh dạy trò từng động tác sinh tồn. “Thông điệp của lớp học là “Hành động nhỏ – Ý nghĩa lớn”. Chúng tôi chỉ mong các em có thể trở thành những “tiểu kình ngư” ở vùng biên, để không còn em nào bị cuốn trôi trong mùa mưa lũ nữa”, thầy Trần Xuân Linh – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Cho ni tròn vn trên môi tr nh

Không chỉ dạy bơi, lớp học ở hồ Lìa còn truyền cho các em tư duy tự bảo vệ mình, bảo vệ người khác. Những buổi học lồng ghép cả kỹ năng xử lý khi gặp người bị đuối nước, cách kêu cứu, gọi người lớn, sơ cứu ban đầu và đặc biệt là cách quan sát môi trường để nhận biết vùng nước nguy hiểm. “Bơi được không phải để đi đua mà để sống sót và giúp đỡ người khác khi cần”, cô Dung thường nhấn mạnh như thế mỗi khi bắt đầu buổi học.

Hôm chúng tôi đến, thầy Trần Xuân Linh phấn khởi nói, nhà trường đang xây dựng bể bơi với sự hỗ trợ của tổ chức Plan và Tỉnh đoàn Quảng Trị. Bể bơi ấy, nếu hoàn thành sẽ là bước ngoặt lớn trong việc phổ cập kỹ năng bơi cho học sinh vùng cao. “Ước mơ lớn nhất của chúng tôi là có một bể bơi thật sự cho học sinh. Dạy bơi ở hồ vẫn tiềm ẩn rủi ro và tăng thêm phần vất vả cho giáo viên trong công tác quản lý lớp học”, thầy Trần Xuân Linh chia sẻ.

Thầy Linh tâm tư: “Dạy bơi ở vùng cao này không chỉ là chuyện dạy kỹ năng. Đó là hành trình gieo hạt giống an toàn, trách nhiệm và niềm tin cho thế hệ ngày mai. Vì vậy ngoài dạy bơi, chúng tôi còn dạy cả kỹ năng sống để giúp các em sinh tồn, thích nghi và phát triển. Ở vùng biên cương này, mỗi đứa trẻ biết bơi là thêm lên sự an tâm khi mùa bão lũ đến và đặc biệt là vào mùa hè khi các em có nhiều thời gian mà ít đi sự quản lý vì phụ huynh còn nhiều bận rộn mưu sinh”.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)