Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Học cách nỗ lực thoát thẻ vàng của Hàn Quốc, Philippines…

Tạp Chí Giáo Dục

Với các thị trường có sức tiêu thụ lớn, các quy định IUU đã khiến nhiều quốc gia siết chặt quy định khai thác hải sản. Trong lịch sử, EU đã phạt thẻ vàng với thủy hải sản của nhiều nước.
Hải sản khai thác phải được phép mới có thể xuất khẩu vào EU  ///   Ảnh: Hoàng Trọng
Hải sản khai thác phải được phép mới có thể xuất khẩu vào EU. Ảnh: Hoàng Trọng
Năm 2013, EU phạt thẻ vàng với Hàn Quốc và không lâu sau đến lượt Mỹ cũng đưa các lô hàng hải sản từ quốc gia này vào dạng cần theo dõi. Tại thời điểm đó, chính áp lực cực lớn từ 2 thị trường đã khiến cả nước Hàn Quốc hành động vì tương lai ngành xuất khẩu thủy hải sản. Họ siết chặt các quy định về đánh bắt chi tiết, gia tăng kiểm soát các tàu đánh bắt cá, gia tăng quyền lực cho lực lượng chức năng nếu phát hiện tàu cá nào đánh bắt trái phép ngoài vùng lãnh hải Hàn Quốc… thông qua ban hành bộ luật Phát triển nghề cá xa bờ (DWFD), sửa đổi và áp dụng từ tháng 7.2015. Năm 2014, Hàn Quốc tăng cường kiểm soát, xử phạt với các hoạt động khai thác IUU. Các tàu đánh cá đều treo hệ thống định vị, vệ tinh có thể theo dõi hoạt động 24/24, tất cả tàu đều được trang bị hệ thống logbook điện tử, cho phép các tàu chia sẻ thông tin về sản lượng khai thác… Luật sửa đổi cũng tăng hình phạt tù lên 5 năm, hoặc phạt tiền ít nhất 500 triệu won (khoảng 9,7 tỉ đồng) nếu vi phạm. Với những động thái quyết liệt từ chính phủ Hàn Quốc, tháng 4.2015, EU đã gỡ bỏ thẻ vàng cho nước này.
Cũng tại thời điểm Hàn Quốc được gỡ thẻ thì Thái Lan bị EU phạt thẻ vàng vào tháng 5.2015. Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia thương mại, Thái Lan đã “không có biện pháp nào đáng kể để cải thiện tình hình” và hậu quả là đàm phán tự do thương mại giữa 2 bên vẫn giậm chân tại chỗ mãi cho đến tháng 1 năm nay, Thái Lan mới thoátthẻ vàng. Ngoài Thái Lan, Philippines từng bị phạt thẻ vàng vào tháng 4.2014, ngay lập tức nghị viện Philippines thông qua bộ luật Đánh cá RA 8550 vào tháng 12.2014, nâng mức phạt đối với những tàu đánh bắt cá trái phép cũng như xây dựng hệ thống quản lý khai thác hải sản nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn IUU cho thị trường EU. Cuối năm 2014, Philippines và EU đã ký kết hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập, giúp nhiều mặt hàng của Philippines tiếp cận thị trường EU.
Theo Ng.Nga – M.Phương/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)