Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Học chăn nuôi để mở trang trại nuôi heo, gà

Tạp Chí Giáo Dục

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM vừa tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến chuyên sâu về các ngành nghề thuộc lĩnh vực chăn nuôi và thú y. Tại đây, một số học sinh đã đặt vấn đề học ngành chăn nuôi để mở trang trại nuôi heo, gà thay vì lựa chọn một công việc văn phòng quen thuộc. Cụ thể, nội dung các em đề cập là học ngành chăn nuôi thì có đủ kiến thức để mở trang trại không? Ngoài chuyên môn, trường có đào tạo các kỹ năng liên quan đến quản lý trang trại không?… PGS.TS Nguyễn Quang Thiệu (Phó Trưởng khoa Chăn nuôi – Thú y) cho hay, khi học ngành chăn nuôi của trường, người học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về tập tính sinh lý vật nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật sản xuất thức ăn và kỹ năng quản lý trang trại. Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn cung cấp các kiến thức về thực tế chăn nuôi tại các vùng miền khác nhau hay thực tập tại nhiều trang trại chăn nuôi khác nhau. Do đó, học ngành này, sinh viên ra trường có đủ kiến thức để mở trang trại chăn nuôi nói chung hay trang trại chăn nuôi heo, gà nói riêng.

Liên quan đến câu hỏi của một học sinh về việc mở phòng khám, chăm sóc cho thú cưng sau khi học ngành thú y, PGS.TS Lê Quang Thông (quyền Trưởng khoa Chăn nuôi – Thú y) cho biết, hiện nay chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nên các khía cạnh khác trong đời sống tinh thần như nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc thú cưng càng phổ biến; rất nhiều bệnh viện, phòng khám thú cưng từ đó ra đời. Ý tưởng mở phòng khám, chăm sóc thú cưng của các em phù hợp thực tế, dù hình thức này ở nước ta chưa nhiều nhưng rất phổ biến tại các nước có nền kinh tế phát triển. Học ngành bác sĩ thú y, người học hoàn toàn có thể mở một phòng khám hay bệnh viện thú y cho mèo, chó, chuột hamster… Ngành thú y tại trường trang bị các kiến thức liên quan đến phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị cho vật nuôi. Tốt nghiệp ngành này, các em có thể tư vấn, hướng dẫn chủ nuôi chăm sóc thú cưng một cách tốt nhất nhằm phòng chống các bệnh tật… PGS.TS Lê Quang Thông còn lưu ý, với các ngành chăn nuôi và thú y, điều quan trọng là người học phải yêu động vật, chấp nhận môi trường làm việc vất vả vì có thể các em sẽ là người quản lý nhưng cũng có thể là người trực tiếp vào các chuồng trại, phòng khám… để làm những “công việc tay chân”.

M.Tâm

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)