Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Học chuyên Anh, làm… thiết kế

Tạp Chí Giáo Dục

Đam mê thiết kế cùng vi mong mun đưc hc môn lch s mt cách nh nhàng, Đoàn Nguyn Phương Danh (hc sinh lp 12CA Trưng THPT Nguyn Thưng Hin, Q.Tân Bình, TP.HCM) đã mnh dn thiết kế li sách giáo khoa (SGK) lch s theo góc nhìn riêng ca mình.

Đoàn Nguyn Phương Danh

Sách lịch sử mới được thiết kế, theo tác giả, không những khắc phục được các hạn chế của SGK hiện hành từ khâu thiết kế cho đến nội dung mà trên hết là làm cho học sinh hứng thú với lịch sử, coi lịch sử như một điều rất gần gũi…

Nhìn thy sách lch s… là đau đu

Từng được học những tiết lịch sử mở, ở đó những trận đánh hào hùng được lồng ghép vào các câu chuyện chinh chiến, các anh hùng dân tộc, Danh cho biết bản thân “ấn tượng mãi” về những câu chuyện đó. “Có những câu chuyện mà đến giờ em vẫn không thể quên. Có thể ngày tháng thì không nhớ rõ nhưng ai, gắn với giai thoại nào thì em vẫn còn như in”, Danh chia sẻ.

Vì thế, Danh luôn cảm thấy tiếc nuối khi giờ đây những tiết học lịch sử chỉ toàn là các con số, những dữ kiện dài lê thê nhiều khi chẳng mấy ăn nhập với bài học. Mỗi giờ học, cả thầy và trò cùng “toát mồ hôi” sao cho kịp thời lượng chương trình. “Cực kỳ mệt mỏi. Mới nhìn thấy sách lịch sử thôi là… muốn đau đầu rồi nói gì học và nhớ nữa. Nói thẳng ra là em không đồng ý với cách học lịch sử bây giờ. Kiến thức quá ôm đồm. Có nhiều sự kiện rất thú vị nhưng chương trình quá dày, quá nặng, không dành thời gian cho giáo viên và người học cùng sáng tạo khiến lịch sử càng ngày càng xa rời”, Danh thẳng thắn nói.

Từ suy nghĩ đó, Danh luôn mong muốn chương trình lịch sử được giảm tải để làm sao cho học sinh học không còn gượng ép, hay bị nhồi nhét kiến thức mà trở nên hứng thú thực sự. “Nhìn tới, nhìn lui vẫn chưa thấy có một sự thay đổi nào về SGK lịch sử ngoài các phương pháp giảng dạy này nọ của thầy cô. Nhưng nếu chỉ thay đổi riêng về phương pháp mà SGK vẫn giữ nguyên nội dung thì cái nặng nề của kiến thức vẫn còn y đó”, Danh cho biết. Nghĩ vậy nên em thử thiết kế lại SGK lịch sử theo chính mong muốn của mình: giảm tải kiến thức, tăng tính tương tác, gần gũi, sinh động.

SGK như mt cun tp chí

“Giữa một cuốn SGK lịch sử và một cuốn tạp chí, chị sẽ chọn cuốn nào? Em tin câu trả lời của chị là chọn cuốn tạp chí. Bởi SGK lịch sử mang đậm tính hàn lâm khô khan, còn tạp chí lại nghiêng về tính giải trí nhưng thông tin vừa đủ mà thu hút người đọc”, Danh chọn cách hỏi ngược lại tôi đầy ấn tượng khi tôi hỏi về cuốn SGK lịch sử do em thiết kế.

Theo Danh, vì hướng đến sự thu hút và giảm tải nên về nội dung, SGK lịch sử mới được tăng số lượng hình ảnh. Và hình ảnh cũng chân thực, bám sát với các sự kiện, không còn hời hợt gọi là “cho có” nữa. Mỗi bài tối đa khoảng 3 hình ảnh. Về thiết kế, ở khâu thiết kế bìa cũng được Danh làm mới, bởi bìa SGK lịch sử không thể trùng với tông màu của các SGK khác để tránh sự nhàm chán. Ngược lại, bìa sách có các gam màu nổi để tạo ấn tượng mạnh. Trên mỗi bìa sách có thêm 3 chú thích về 3 nội dung chính trong SGK được đề cập đến.

Bìa sách lch s và trang ni dung đưc Phương Danh thiết kế li

Danh cho biết điểm đặc biệt của SGK lịch sử mới là ngoài vai trò SGK bình thường còn có thể kiêm thêm chức năng như một cuốn từ điển tra khảo các sự kiện lịch sử. Ở phần dưới sách Danh dành các khoảng giấy dài để bổ sung những dòng thời gian sự kiện. Người học có thể dễ dàng tra cứu những dữ liệu ngày tháng trong chương trình học mà không phải lật tìm từng trang. Tuy nhiên, điều mà Danh kỳ vọng nhất về cuốn SGK lịch sử do mình thiết kế là “tính giáo dục, nhân văn, gần gũi” bởi hình ảnh chân thực, nội dung chọn lọc, các con số không còn nằm trên giấy khô khan mà đi vào tiềm thức, đậm tính lan tỏa. “SGK lịch sử hiện nay chỉ kiểm tra về độ nhớ của học sinh là chủ yếu. Vì thế, học sinh phần nhiều chỉ học để thi, để cho qua môn. Học xong rồi mấy ai còn nhớ nữa. Trong khi đó, hơn bất kỳ môn học nào, lịch sử lại càng phải có giá trị lan tỏa và nhân văn”, Danh bộc bạch.

Th hin mong mun “đưc hc s như thế nào?”

Giá thành là điều mà Danh băn khoăn nhất khi được hỏi nếu SGK lịch sử do em thiết kế được đưa vào thực tế. Tuy nhiên, Danh cũng thẳng thắn chia sẻ rằng khi thiết kế lại sách lịch sử không phải với tham vọng sách được đưa vào thực tế mà chỉ đơn giản là thể hiện mong muốn của một học sinh được học lịch sử như thế nào. “Em bắt đầu mày mò thiết kế từ hồi hè lớp 11. Cuốn sách em chọn thiết kế khi đó là SGK lịch sử lớp 11, có tham khảo ở một vài dự án thiết kế sách của nước ngoài. Em thiết kế trong hơn 1 tháng với 16 trang hoàn chỉnh. Khi đưa lên trang chuyên về thiết kế đồ họa, bản thân em cũng nhận được khá nhiều lời khen, chê trái chiều. Mọi người khen về sự sáng tạo, về những nét phác thảo chân thực, về độ gần gũi, hiện đại của sách; còn chê thì cũng nhiều vô kể: sao không giống SGK, lấy tiền đâu ra mà học ba cuốn sách thế này…”, Danh kể lại.

Với những lời khen chê đó, Danh cho hay bản thân không quan tâm nhiều. Bởi ngoài đam mê về thiết kế, qua việc thiết kế lại SGK lịch sử, em chỉ hy vọng được nói lên tiếng nói của bản thân để “làm mới về tư duy làm SGK lịch sử”, sao cho môn lịch sử thực sự trở thành hồn cốt của dân tộc.

Nói về ý tưởng của học sinh trường mình, thầy Lâm Triều Nghi (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết chưa nhìn thấy những thiết kế đó như thế nào, nhưng đã là sáng kiến và mong muốn của học sinh thì rất đáng được trân trọng và ghi nhận.

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)