Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Học để không… thất nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Hc như thế nào đ không tht nghip, hc ngành nào phù hp vi xu hưng thi cuc, la chn ngành sao cho đúng vi đam mê…, tt c đu đưc các chuyên gia gii đáp cn k trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 11 năm hc 2018-2019 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc Trưng THPT Nguyn Trung Trc (Q.Gò Vp) và Trưng THPT Nguyn Thái Bình (Q.Tân Bình) va qua.

Ban tư vn đang đnh hưng ngành ngh cho hc sinh Trưng THPT Nguyn Thái Bình

Chương trình có sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM. Trong chương trình, các chuyên gia không chỉ “mã hóa” về nghề nghiệp mà còn hỗ trợ về mặt tâm lý để các em chuẩn bị tốt nhất cho hành trình sắp tới.

Câu chuyn “hc ĐH xong không có vic làm”

Trước băn khoăn của học sinh hai trường là nên học gì và học như thế nào để không bị thất nghiệp sau khi ra trường, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) cho rằng thất nghiệp sau khi ra trường là câu chuyện hết sức bình thường, không riêng của một quốc gia nào. Xuất phát điểm của câu chuyện này có rất nhiều lý do, trong đó theo TS. Mai, nổi cộm là lý do chọn ngành: chọn ngành không đúng, không xác định được mục tiêu của bản thân, không biết mình sẽ làm gì sau khi ra trường. Lý do thứ hai là có thể xác định được mục tiêu rồi nhưng ngay trong quá trình học, chính người học không tiếp tục hướng nghiệp cho bản thân mình, không biết cách tận dụng các điều kiện đang có của xã hội để định hướng. “Không phải đậu vào ĐH là xong. Đó mới là bước khởi đầu của một cuộc hành trình. Trong quá trình học, các em luôn phải quan sát thị trường lao động chuyển dịch như thế nào để có sự trang bị phù hợp, tạo sự đa dạng về ngành nghề cho bản thân mình”, TS. Mai nhấn mạnh.

Cùng chung nhận định, ThS. Lê Dũng (Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM) cho hay trước khi lựa chọn một ngành học nào đó, các em cần phải có sự cân nhắc kỹ xem khả năng của bản thân có đủ sức theo ngành đó hay không, điều kiện gia đình có đáp ứng được yêu cầu của ngành học không và ngành mình học có khả năng phát triển trong tương lai… “Có rất nhiều trường hợp vì chọn ngành nghề không đúng sở thích nên không có nỗ lực trong học tập. Do đó, khi chọn một ngành học, các em cần phải có sự định hướng tương lai để sau khi tốt nghiệp đáp ứng được đòi hỏi của ngành”, ThS. Dũng nhắn nhủ.

TS. Phm Tn H (Phó Hiu trưng Trưng ĐH KHXH-NV, ĐHQG TP.HCM) trao đi vi các em hc sinh Trưng THPT Nguyn Trung Trc trong chương trình tư vn

Về câu chuyện học xong ĐH có cần phải học thêm TC, CĐ để có việc làm hay không?, ThS. Dũng cho rằng học thêm một bậc học khi đã tốt nghiệp ĐH là chuyện bình thường, thậm chí khi còn học ĐH, các em có thể học song song cùng lúc 2-3 trường ĐH. “Bởi đôi khi chúng ta học một ngành nhưng ra trường chưa chắc đã làm việc theo ngành đó. Vì vậy, chúng ta cần phải học để bổ sung thêm kiến thức, thích ứng với công việc. Công việc ngày nay đòi hỏi chúng ta phải có rất nhiều kiến thức, nếu không học, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc. Nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay”, ThS. Dũng nhấn mạnh.

Hc trưng “nhiu đim” hay “ít đim”?

Có một thực tế là hiện nay với cùng một ngành nghề nhưng người học có rất nhiều lựa chọn ở nhiều trường ĐH khác nhau, phù hợp với năng lực của người học. Trước thực tế này, nhiều học sinh bày tỏ băn khoăn: “Vậy lựa chọn trường “nhiều điểm” hay “ít điểm”? Có phải trường có điểm đầu vào cao là đào tạo tốt hơn so với trường điểm đầu vào thấp? Cơ hội việc làm tại các trường tốp trên luôn cao hơn các trường tốp dưới?”.

Theo TS. Lê Thị Thanh Mai, đối với các trường lấy điểm đầu vào cao thì như một bước đệm cho các em trong quá trình học tập. Bởi nhà trường sẽ gặp thuận lợi hơn trong việc truyền đạt, và người học cũng sẽ gặp thuận lợi hơn trong lĩnh hội kiến thức. Đối với các trường có điểm đầu vào thấp, đồng nghĩa với việc nhà trường và cả người học phải nỗ lực rất nhiều. “Nếu chiếc vé quá đắt tiền, mình không đủ sức mua mà vẫn muốn đi đến ga cuối cùng, vẫn mong hái được trái ngọt thì không còn cách nào khác là mình đi đường vòng – vé rẻ hơn nhưng đòi hỏi mình phải nỗ lực hơn gấp trăm ngàn lần. Khi đã nỗ lực với ngành mình học thì trái ngọt sẽ được đền đáp. Cơ hội việc làm phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta”, TS. Mai chia sẻ.

ng c Ch tch nưc, hc ngành gì?

Câu hỏi tưởng chừng như xa vời này, theo TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG TP.HCM), trong cuộc sống chúng ta có quyền mơ ước. Nhưng mơ ước đó có trở thành hiện thực được hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của bản thân và môi trường. Không có trường nào đào tạo Chủ tịch nước và cũng không có ngành nào gọi là ngành Chủ tịch nước. “Nhìn xa ra là để trở thành một người lãnh đạo, dù là lãnh đạo nhóm nhỏ, tổ chức nhỏ hay lớn thì các em phải hiểu rằng, trước hết các em cần phải là người có tố chất của một người lãnh đạo (có uy tín với tập thể để có thể được bầu làm thủ lĩnh); phải là người trải nghiệm rất nhiều để đủ sức giải quyết thấu đáo tất cả những vấn đề xung quanh; phải có khả năng quan sát, nắm bắt vấn đề cực kỳ tốt”, TS. Hạ chia sẻ.

TS. Hạ cho biết thêm, không chỉ là Chủ tịch nước mà bất cứ vị trí nào, chúng ta đều có thể mong muốn được trở thành. Nhưng ước mơ là một chuyện, cần phải có sự trải nghiệm và thời gian để thực hiện. “Vấn đề là các em cần biết mình có những gì và không có gì, mình đang đứng ở đâu để lựa chọn hướng đi cho phù hợp”, TS. Hạ nói.

Có nên chn ngành theo mong mun ba m?

Đây là câu hỏi được khá nhiều học sinh đặt ra cho ban tư vấn. Trước câu hỏi này, theo chuyên gia tâm lý Đào Lê Hòa An (giảng viên Học viện Cán bộ TP.HCM), nhiều khi ba mẹ đang mong muốn con cái thực hiện ước mơ của… chính ba mẹ. Các em cần phải tỉnh táo, biết lựa chọn bước đi trên chính đôi chân của mình. Nếu cảm thấy mình không phù hợp thì cần phải nói cho ba mẹ biết rõ. “Các em cần tìm hiểu thật kỹ về ngành học, các tố chất của ngành, điều kiện của ngành và hướng đi tương lai của ngành. Hãy chia sẻ cho ba mẹ biết tất cả những điều đó một cách khoa học và thuyết phục. Dùng những hiểu biết đó để chinh phục ba mẹ với lựa chọn của bản thân mình”, ông An nhắn nhủ.

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)