Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học địa lý qua… kênh Youtube

Tạp Chí Giáo Dục

Vi mong mun giúp hc sinh hc môn đa lý d dàng hơn, hn chế hc thuc lòng lý thuyết nhưng vn nm đưc kiến thc, đt kết qu cao trong thi c, cô Nguyn Th Túy Thơ (giáo viên môn đa lý Trưng THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) đã xây dng kênh Youtube đ h tr các em hc môn này.

Cô Túy Thơ (mc áo dài) và hc sinh trong mt tiết hc ngoài gi môn đa lý

Theo cô Túy Thơ, địa lý là một trong những môn học có lượng kiến thức khá nặng (rất nhiều tên địa danh, hòn đảo, những số liệu về biển, đảo…) buộc học sinh phải nhớ chính xác. Tuy nhiên, so với những môn khác thì môn địa lý vẫn có lợi thế hơn khi có cuốn Atlat hỗ trợ trong học tập, kiểm tra, thi cử…, nhưng không phải học sinh nào cũng có thể vận dụng một cách thuần thục, nhìn vào là hiểu ngay. Trong khi đó thời gian học trên lớp bị hạn chế nên giáo viên khó hướng dẫn kỹ thêm cho các em những kiến thức có liên quan.

Thấu hiểu được nỗi lòng của học sinh, từ tháng 9-2019, cô Túy Thơ đã thực hiện kênh Youtube với nhiều nội dung học tập phong phú. Theo đó, cô quay lại từng bước cách khai thác Atlat cho học sinh biết như cách giảng bài trên lớp, sau đó cô cắt, ghép, chỉnh sửa lại đoạn video sao cho học sinh nghe thấy rõ, dễ hiểu rồi mới chia sẻ đường link về group chung. Để các em không bị nghe nhầm dẫn đến học sai, cô Túy Thơ làm thêm phụ đề dưới đoạn video để học sinh miền nào cũng có thể dựa theo đó mà áp dụng vào học tập. Cô Túy Thơ cho biết: “Đây là góp ý của học sinh sau khi các em học được những bài đầu thấy hiệu quả; tuy nhiên, để thật sự chuyên nghiệp hơn tôi cũng đang cố gắng đầu tư trang thiết bị như máy quay, scan tài liệu trong Atlat để hình ảnh rõ nét và đẹp hơn”.

Dù có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, nhưng cô Túy Thơ cũng gặp không ít khó khăn mỗi khi tải tài liệu lên kênh Youtube. “Mỗi video là một bài học, phải thực hiện cả tuần mới hoàn thành. Có nhiều bài đã quay rồi, nhưng tôi thấy chưa hài lòng, nhiều chỗ không được chỉn chu, cụ thể, nên đành quay lại cho tới khi nào mình cảm thấy được thì thôi. Ngoài ra, trong học tập không phải học sinh nào cũng có thói quen tự học; vì vậy, để tạo được sức hút cho các em, mỗi bài kiểm tra 15 phút hay 1 tiết tôi đều ra câu hỏi trong Atlat. Trong bài kiểm tra miệng cũng vậy, tôi không yêu cầu các em học thuộc lòng từ A đến Z mà ra câu hỏi trong Atlat, nếu em nào nhìn Atlat trả lời được thì chấm điểm luôn, còn những trường hợp không trả lời được thì tôi hướng dẫn lại, giúp các em lấy điểm ở lần sau. Nhờ đó các em đã quan tâm đến kênh học tập này hơn, vì nếu không xem thì không làm câu hỏi đó được hoặc làm không hoàn hảo như ý muốn”, cô Túy Thơ chia sẻ. Bên cạnh kiến thức về Atlat, trên Youtube còn có kiến thức về biểu đồ, bản đồ và những chuyên đề, bài tập hoạt động ngoại khóa khác như thực hiện video về cách tiết kiệm điện, nước; cách hạn chế ô nhiễm môi trường… do chính học sinh thực hiện để vừa giúp các em học kỹ năng vừa rèn luyện bản thân; đồng thời là kênh giải trí sau những giờ học tập vất vả, thi cử áp lực.

Để kênh Youtube học địa lý hoàn thiện hơn nữa, cô Túy Thơ bật mí sẽ xây dựng thêm những video ôn tập, qua đó giúp học sinh có thể học mọi lúc mọi nơi khi điện thoại có kết nối với internet; đồng thời xen lẫn là những tiết mục văn nghệ nho nhỏ như đờn ca tài tử, cải lương để vừa giúp kênh sinh động, vừa giáo dục các em về văn hóa truyền thống thay vì những tiết mục văn nghệ thông thường…

Bài, ảnh: H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)