Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học hóa học thông qua diễn kịch Sơn Tinh, Thủy Tinh

Tạp Chí Giáo Dục

Hơn 1.900 hc sinh Trưng THPT Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thnh, TP.HCM) đã có tri nghim hc hóa đy thú v qua phiên bn… Sơn Tinh, Thy Tinh. phiên bn này, câu chuyn vua Hùng thách cưi không còn là “voi chín ngà, gà chín ca, nga chín hng mao” na mà chuyn sang thách cưi bng… thc hin thí nghim hóa hc qua chuyên đ “Easy and Funny”.


Thí nghim bàn tay la khiến hc sinh rt thích thú

Va hc, va ôn kiến thc, va thc hành

Từ câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh khi qua phiên bản hóa học đã được Tổ hóa học của Trường THPT Phan Đăng Lưu biến đổi thành vở kịch “Ngày mai Mỵ Nương lấy chồng” để phù hợp với thế hệ học sinh gen Z (sinh từ năm 1997 đến năm 2012). Các em học sinh sắm vai Sơn Tinh và Thủy Tinh, cùng thực hiện những thí nghiệm để so tài cao thấp; bên nào thực hiện thí nghiệm giỏi hơn, vui nhộn hơn thì Mỵ Nương sẽ được gả cho bên đó. Với 9 thí nghiệm, mỗi đội thực hiện 4 thí nghiệm: đổi màu bông hoa giấy từ trắng sang đỏ; làm nước vôi trong hóa đục, từ đục lại hóa trong; đốt lửa trong lòng bàn tay; làm trứng chui vô lọ; viết chữ bằng nước chanh… Trong thí nghiệm cuối cùng, sau khi thua Sơn Tinh, Thủy Tinh uất ức nhảy vào đòi cướp Mỵ Nương và thí nghiệm làm máu giả được tạo thành. Khi được khoác lên mình một màu sắc mới, các thí nghiệm khiến học sinh thích thú, rộn ràng.

Lần đầu tiên học hóa học thông qua diễn kịch, Lê Hoàng Hóa (học lớp 11B7) chia sẻ, cách học vô cùng thú vị, bởi trước giờ việc được sắm vai trong môn học chỉ diễn ra ở các bộ môn như lịch sử, ngữ văn. “Bản thân em ấn tượng nhất với thí nghiệm đổi màu bông hoa, từ màu trắng sang màu đỏ. Bằng kiến thức hóa học đơn giản nhưng lại mang đến sự màu nhiệm của môn học. Em mong rằng việc học thông qua các trải nghiệm như thế này sẽ được triển khai không chỉ ở riêng môn hóa học mà còn ở nhiều môn học khác nữa, vì đây là cách học không gây nhàm chán, không khiến các cơn buồn ngủ đến bất chợt mà ngược lại sẽ tạo cảm giác thích thú cho học sinh”, Lê Hoàng Hóa cho biết.

Trong khi đó, với vai Sơn Tinh, Lữ Trung Phát (học lớp 11B2) làm thuần thục các thí nghiệm như hơ giấy trên lửa để hiện chữ; thổi khí CO2 vào nước vôi để biến nước vôi trong thành đục, đục thành trong; thí nghiệm làm bàn tay lửa; bỏ trứng chui vào lọ thủy tinh… Lữ Trung Phát chia sẻ, trong chương trình học, lớp em không học hóa học do môn này không có trong môn học lựa chọn được chúng em chọn. Thế nhưng, khi được làm các thí nghiệm hóa học, em cảm thấy rất thích thú, thấy rằng môn học không nhàm chán như mình vẫn nghĩ mà ngược lại rất vui và diệu kỳ. Khi tham gia chuyên đề, trực tiếp thực hiện các thí nghiệm giúp em hiểu thêm nhiều kiến thức môn học.


Hc sinh thích thú khi làm các thí nghim trong chuyên đ “Easy and Funny” qua phiên bn Sơn Tinh, Thy Tinh

Tương tự, Võ Quốc Kiệt (học lớp 11B3) sắm vai Thủy Tinh làm thí nghiệm không có lửa mà vẫn có khói, sử dụng HCL và NH3; đổi màu bông hoa; đốt cháy nước… cho biết rất bất ngờ với sự màu nhiệm của hóa học qua các thí nghiệm thú vị. Qua chuyên đề, em thấy môn hóa học rất gần gũi với đời sống, có trong cuộc sống xung quanh mình. “Trước giờ em thấy môn hóa học khó nhất là ở các phương trình, vì rất dài. Do vậy, nếu chỉ học hóa học qua các phương trình thì rất nhàm chán, khiến học sinh rất sợ. Nhưng học thông qua các thí nghiệm, qua sắm vai diễn kịch thì việc học trở nên nhẹ nhàng hơn, chúng em được vừa học, vừa ôn lại kiến thức, vừa thực hành…”, Võ Quốc Kiệt chia sẻ.

Đi mi đ hc sinh yêu thích môn hc

Theo thầy Trần Thành Trung (Tổ trưởng Tổ hóa học Trường THPT Phan Đăng Lưu), đây là lần đầu tiên giáo viên trong Tổ hóa học mạnh dạn đổi mới bộ môn gắn các bài học vào thực tiễn, mở rộng không gian lớp học. Các thí nghiệm trong chuyên đề đều xuất phát trong chương trình học của học sinh, thế nhưng, khi được khoác màu sắc mới khiến học sinh rất thích thú, nhẹ nhàng. Thông qua các thí nghiệm, học sinh được hệ thống lại kiến thức. Để làm những thí nghiệm trong chuyên đề, trước đó học sinh được giáo viên hướng dẫn thực hiện các thao tác thí nghiệm, kỹ thuật thí nghiệm, làm rõ phần nội dung kiến thức trong từng thí nghiệm, qua đó giúp các em hiểu, tiếp cận. “Khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT, tỷ lệ học sinh chọn môn hóa học ở nhiều trường giảm. Bởi vì với nhiều học sinh, môn hóa học học cứng nhắc, khô khan và khó. Do đó, chính giáo viên phải nghĩ ra nhiều cái mới, khai thác môn học ở nhiều khía cạnh thì mới có thể thu hút học sinh đến với môn học. Khi được chứng kiến các thí nghiệm, học sinh thấy được sự màu nhiệm của môn học, các em cười suốt nên thầy cô cũng rất vui”, thầy Trần Thành Trung chia sẻ.

Điều đặc biệt, theo thầy Trần Thành Trung, nhiều học sinh tham gia trong vở kịch không đến từ khối tự nhiên, thậm chí không học môn hóa học trong chương trình học môn lựa chọn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. “Hóa học là môn học rất gần gũi với cuộc sống, xuất hiện và gắn bó với cuộc sống thường ngày. Thông qua chuyên đề hóa học, giáo viên muốn học sinh thấy được sự gần gũi của bộ môn, để các em học gắn với thực tiễn, biết vận dụng chính những kiến thức mình đã học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống”, thầy Trần Thành Trung cho biết thêm.

Bài, ảnh: Thành Nam

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)