Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học hỏi kinh nghiệm đọc của học giả Nguyễn Hiến Lê

Tạp Chí Giáo Dục

Đ tr thành là nhà văn, dch gi, nhà ngôn ng hc, nhà giáo dc và nhà hot đng văn hóa…, thì yêu cu đu tiên ca c hc gi Nguyn Hiến Lê là phi có kiến thc sâu rng t s hc ca ông. S hc y tích lũy đưc nh quá trình đc kết hp ghi chép, và dĩ nhiên phi cn đến phương pháp.


Theo tác gi, tùy theo thói quen, s thích, tính tình mi ngưi mà hình thành nên li đc sách (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

Những lời khuyên của ông về cách đọc đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nhất là với những người yêu thích việc đọc sách, với học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường.

Phi đc nhiu ri mi viết đưc nhiu

Trong cuốn Luyện văn (Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, tái bản, 1993), nói về việc lựa chọn sách trước khi đọc, học giả Nguyễn Hiến Lê đã trích ý kiến của nhà triết học người Anh Francis Bacon: “Có loại sách chỉ nên nếm, có loại khác chỉ đáng nuốt, có ít cuốn cần phải nghiền ngẫm”. Nghĩa là có những cuốn chỉ nên đọc từng đoạn, có những cuốn nên đọc qua cho biết và ít cuốn phải đọc hết, đọc siêng năng, chăm chú rồi suy nghĩ. Từ cơ sở trên mà người đọc xác định mục đích việc đọc. Đọc sách để giải trí, để tiêu khiển hay để kiếm tìm nguồn tư liệu thì nên đọc theo hai cách đầu. Còn đọc để nghiên cứu, “nghiền ngẫm, suy nghĩ, để luyện văn”, thì theo tác giả, nên chọn cách sau.

Ở đây, tác giả cũng lưu ý cần phân biệt đọc nhiều và đọc nhiều sách: “Người đọc nhiều sách tất nhiên là đọc nhiều, nhưng người đọc nhiều chưa hẳn là đọc nhiều sách. Bạn chỉ có độ vài chục cuốn sách, nhưng ngày nào cũng đọc vài giờ thì bạn cũng là đọc nhiều”. Sách hay và sách dở, có nên đọc hết hay không còn là điều đáng bàn. Vấn đề này còn nhiều ý kiến trái chiều. Nhà thơ Đức Goethe cho rằng: “Muốn cuốn sách dở tới đâu cũng có một chỗ hay”. Còn Seneca, triết gia La Mã, thì khuyên nên chọn những cuốn sách có giá trị để đọc. Ngạn ngữ phương Tây cũng nói: “Tôi sợ người nào chỉ có một cuốn sách”. Từ đó, Nguyễn Hiến Lê khuyên mọi người đọc nhiều hay đọc ít tùy theo mục đích và trình độ mỗi người. Nếu đọc để tiêu khiển thì đọc bao nhiêu cũng được. Nếu đọc để kiếm tài liệu thì càng nhiều sách càng tốt. “Nếu bạn mới tập viết văn, óc thẩm mỹ chưa được vững vàng, chưa phân biệt nổi hay cùng dở thì bạn chỉ nên lựa những tác giả bất hủ, những tác phẩm có chân giá trị” (Nguyễn Hiến Lê, sách đã dẫn, trang 22).

Tùy theo thói quen, sở thích, tính tình mỗi người mà hình thành nên lối đọc sách. Tuy nhiên, để đọc hiệu quả, theo Nguyễn Hiến Lê, nên chọn một trong hai cách sau. Một là đọc chậm, chắc, đọc đến đâu hiểu hết ý nghĩa đến đó. Cách hai là, đọc nhiều lần, lần đầu đọc lướt qua để hiểu sơ lược, sau đó đọc lại để hiểu tường tận nội dung sách. Muốn hiệu quả hơn phải tự đặt câu hỏi ngầm trong đầu khi đọc. Các câu hỏi này phải hướng đến mục đích của việc đọc sách làm gì. Chẳng hạn đọc để luyện viết văn (như học sinh, sinh viên, nhà văn…) thì nên chú ý đến cảm tưởng, cách hành văn, sử dụng ngôn từ, cú pháp… Và nhất thiết phải biết liên hệ, so sánh (ngoài văn bản) khi đọc. Kỹ năng này cũng được đề cập trong tiêu chí đánh giá về năng lực đọc hiểu của PISA (Chương trình nghiên cứu đánh giá chất lượng giáo dục của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, OECD).

Hc sinh hin nay khi hc sách giáo khoa Chương trình giáo dc ph thông 2018 có mt li thế khi đc văn bn. Đó là, trong mi văn bn khi đc, các son gi đu có đnh hưng bng h thng câu hi gi ý. Hc sinh biết da vào các câu hi này s d dàng hiu văn bn.

Học sinh hiện nay khi học sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có một lợi thế khi đọc văn bản. Đó là, trong mỗi văn bản khi đọc, các soạn giả đều có định hướng bằng hệ thống câu hỏi gợi ý. Học sinh biết dựa vào các câu hỏi này sẽ dễ dàng hiểu văn bản. Để hướng dẫn kỹ năng đọc cho học sinh, ở cuối sách Ngữ văn 10 (bộ Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam) có bảng hướng dẫn rất rõ ràng, cụ thể. Theo đó, khi đọc, học sinh cần vận dụng các bước sau: xác định mục đích đọc để giúp việc đọc văn bản hiệu quả hơn; xem trước, để hình dung bước đầu về nội dung; đọc lướt, bước đầu nắm bắt thông tin chính; đọc quét, để tìm được thông tin cần có một cách nhanh chóng; dự đoán, đoán trước điều có thể xảy ra trong văn bản, giúp việc đọc trở nên thú vị, hấp dẫn; đặt câu hỏi, tự đặt câu hỏi trong đầu và tự trả lời, giúp hiểu đúng văn bản hơn; và cuối cùng là liên hệ, liên hệ những gì đang đọc và những gì đã biết về bản thân, văn bản khác và thế giới xung quanh. Có thể thấy bảng kỹ năng đọc này rất khoa học, cho thấy tâm huyết và kinh nghiệm của người soạn sách nhằm khuyến khích học sinh biết và yêu thích việc đọc sách. Những kỹ năng này từng được Nguyễn Hiến Lê bàn đến trước đây cùng mong muốn về ý nghĩa việc đọc: “Muốn viết thì trước hết phải đọc. Người ta đã ví nhà văn với con tằm. Tằm có ăn dâu rồi mới nhả được tơ. Nhà văn cũng phải đọc nhiều rồi mới viết được nhiều” (Nguyễn Hiến Lê, sách đã dẫn, trang 18).

Cách ghi chép đ làm tài liu sau khi đc

Nhiều học sinh, sinh viên tỏ ý băn khoăn rằng bản thân đã đọc nhiều sách nhưng khi cần dùng những kiến thức đã đọc để đưa vào các bài thi, các chuyên luận thì trở nên lúng túng, không biết vin vào đâu. Lỗi ấy là do các em không biết cách lưu tài liệu sau khi đã đọc xong. Vận dụng phương pháp sau đây từ lời khuyên của Nguyễn Hiến Lê giúp các em biết cách lưu tài liệu. Trước hết, cần chú ý đến các ngữ liệu trong sách khi đọc: các nguồn thông tin, tư liệu, các đoạn văn hay, ý tưởng lạ, những tiếng mới, từ địa phương, tâm lý các nhân vật…; hoặc chép cả đoạn tả cảnh, tả tình… để so sánh đối chiếu với các tác giả khác. Sau đó ghi lại để dễ tìm, dễ trích dẫn, có thể chép riêng vào cuốn sổ theo thứ tự a, b, c… Hoặc sắp xếp theo nhóm thể loại (văn chương, triết học, khoa học, tâm lý…). Phương pháp hay nhất là dùng thẻ bằng các tấm giấy bìa cứng. Nếu điều muốn ghi không dài lắm thì nên chép hết vào thẻ. Nếu cả đoạn văn dài thì chỉ nên ghi đại ý, tên cuốn sách, số trang để sau này dễ tra kiếm tài liệu. Đây là cách làm không chỉ của Nguyễn Hiến Lê mà của hầu hết các học giả uyên bác khác đều sử dụng.

Bản thân người viết bài này đã trực tiếp chứng kiến và học hỏi được từ cách làm việc khoa học như trên của chuyên gia Hán Nôm hàng đầu Việt Nam Trần Văn Chánh. Đến hầu chuyện cùng ông với một người bạn (người bạn đang thực hiện luận án ngôn ngữ) mới thật ngỡ ngàng trước sự thông thái của chuyên gia Trần Văn Chánh. Cả một nhà sách nhưng nói đến cuốn nào ông cũng nhớ hết cốt lõi tinh thần của nó. Thật đúng là nhà khoa học trước hết là người làm việc có… khoa học. Đọc sách cũng là một kỹ năng như thế!

Trn Ngc Tun

Bình luận (0)