Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học lịch sử bằng phương pháp mới

Tạp Chí Giáo Dục

Thiết kế mô hình, v tranh, sm vai ngh sĩ… là cách hc lch s đy mi m, thú v ca hc sinh lp 10 Trưng THPT Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thnh, TP.HCM) qua d án Vit Nam di sn, trong chuyên đ Bo tn và phát huy giá tr di sn văn hóa Vit Nam.


L
n đu tiên hc sinh lp 10 Trưng THPT Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thnh) đưc tiếp cn môn lch s qua phương pháp mi. Trong nh: Hc sinh biu din văn ngh tái hin v các di sn văn hóa

Dự án được cô Vũ Thị Toan (giáo viên môn lịch sử) triển khai cho học sinh 3 lớp: 10C1, 10C2 và 10C9. Theo đó, dự án được chia thành nhiều hạng mục, tùy theo năng lực, sở trường mà học sinh sẽ chọn hạng mục phù hợp để thực hiện, như: thiết kế poster, vẽ tranh, làm mô hình, thể hiện các loại hình nghệ thuật truyền thống. Học sinh yêu di sản nào thì sẽ chọn di sản đó và lựa chọn hình thức phù hợp để triển khai. Trong thời gian gần 2 tháng triển khai, cô và trò cùng lên ý tưởng, phân công công việc, hướng dẫn thực hiện…, kết quả có 4 mô hình di sản văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, 5 tranh vẽ và nhiều poster cùng 8 tiết mục văn nghệ tái hiện về các di sản văn hóa. “Bức tranh về di sản văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ đã được tái hiện một cách sinh động, đậm đặc và ấn tượng, trực quan qua góc nhìn và sự sáng tạo độc đáo của học sinh, khiến thầy cô vô cùng bất ngờ. Khi thiết kế, tìm hiểu về một di sản để thể hiện thì các em đã tự mình trang bị thêm những hiểu biết về di sản đó, đồng thời có thêm những kiến thức mới qua các sản phẩm mà bạn bè mình thể hiện”, cô Toan đánh giá.

Khám phá năng lc bn thân qua tri nghim

Tham gia dự án, nhóm của Lê Cát Tường (học sinh lớp 10C9) thực hiện mô hình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mô hình được thiết kế từ những que kem gỗ được cắt nhỏ, mài rồi dùng keo để gắn lại. Dù chưa có cơ hội ra thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng cả nhóm vẫn quyết định làm mô hình nhằm bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng với Bác Hồ, cũng như mong muốn tuyên truyền, giới thiệu đến bạn bè trong khối, trong trường hiểu hơn về di sản văn hóa này. Với thiết kế 3D, mô hình giúp người xem hình dung rõ nhất về di sản lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo Cát Tường, để thực hiện mô hình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nhóm phải tìm hiểu từ nhiều kênh, mất nhiều thời gian để làm sao có thể tái hiện một cách trọn vẹn nhất. Khi mài các que gỗ, sử dụng súng bắn keo thì có nhiều bạn trong nhóm đã bị phỏng. “Học lịch sử thông qua dự án giúp môn học trở nên nhẹ nhàng hơn, thích thú hơn, học một cách chủ động, tự nhiên; kiến thức lịch sử được mở rộng qua các hoạt động chứ không chỉ dừng ở lý thuyết sách vở. Bên cạnh đó, dự án còn giúp mỗi thành viên trong nhóm học thêm được nhiều kỹ năng từ làm việc nhóm, chọn lọc thông tin, tư duy sáng tạo… Qua các hoạt động giúp chúng em có cơ hội để khám phá bản thân, như việc mình có thể sử dụng được súng bắn keo, máy mài…”, Cát Tường bày tỏ.

“Bc tranh v di sn văn hóa Vit Nam qua các thi k đã đưc tái hin mt cách sinh đng, đm đc và n tưng, trc quan qua góc nhìn và s sáng to đc đáo ca hc sinh, khiến thy cô vô cùng bt ng. Khi thiết kế, tìm hiu v mt di sn đ th hin thì các em đã t mình trang b thêm nhng hiu biết v di sn đó, đng thi có thêm nhng kiến thc mi qua các sn phm mà bn bè mình th hin”, cô Vũ Th Toan đánh giá.  

Chọn nghệ thuật đờn ca tài tử để thể hiện dự án về di sản văn hóa Việt Nam qua 2 tiết mục: Dạ cổ hoài lang và Bóng phồn hoa, nhóm của Nguyễn Ngọc Bảo Hạnh (học sinh lớp 10C2) cho hay, dự án trao cho mỗi thành viên cơ hội được hiểu, biết về nghệ thuật đờn ca tài tử và nhiều di sản văn hóa lịch sử của Việt Nam. “Học lịch sử trước giờ nhàm chán vì chỉ phụ thuộc vào sách vở khô khan. Qua các dự án, chúng em được tham gia vào nhiều hoạt động trong khả năng của mình”, Bảo Hạnh chia sẻ.

Đi mi đ to cm hng cho hc sinh

Lựa chọn dự án để truyền tải các kiến thức về di sản văn hóa lịch sử Việt Nam, cô Vũ Thị Toan cho biết, bản thân mong muốn có thể nhìn thấy được nhiều-con-người-khác của học sinh thông qua những hoạt động giáo dục. Bình thường, với không gian lớp học, giáo viên giảng bài, dù sự đổi mới có được giáo viên thể hiện qua cách truyền đạt trong bài giảng thì cũng chỉ nhìn thấy được một hình ảnh của học sinh. Song khi được trao cơ hội thì sẽ có nhiều hình ảnh, phiên bản của học sinh được thể hiện qua chính năng lực của các em. Những đóng góp của học sinh trong dự án ở các hạng mục sẽ được giáo viên tính điểm thường xuyên cho cột điểm chuyên đề.

Theo cô Toan, dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh thì giáo viên phải đa dạng các trải nghiệm cho học sinh trong môn học, qua đó các em mới có thể bộc lộ, khám phá được năng lực. Việc phát triển năng lực học sinh cần được thể hiện qua từng tiết học, ở từng môn học cùng góp lại. Trong tiết học, giáo viên xây dựng tính chủ động cho học sinh, không nặng nề về việc yêu cầu học sinh trả bài, rằng các em phải thuộc kiến thức như sách giáo khoa mà bằng cách nào đó, học sinh thể hiện được kiến thức mình hiểu. “Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là cơ hội để giáo viên đa dạng hóa các phương thức tiếp cận học sinh, có thời gian để thầy cô đa dạng hóa phương thức tiếp cận các em, học sinh thực hiện sản phẩm. Đổi mới phương pháp dạy học ở lớp 10 sẽ giúp học sinh thấy được sự đột phá của chương trình mới trong môn học, từ đó tạo cảm hứng cho các em học tập”, cô Toan nhìn nhận.

Thầy Lê Trúc Hưng (Tổ trưởng Tổ lịch sử) cho hay, có khoảng 50% học sinh 10, lớp 11 của trường chọn học tập chuyên đề môn lịch sử theo định hướng chuyên sâu gắn với môn học. Trong quá trình giảng dạy, tổ bộ môn đánh giá nội dung nào trọng tâm, phù hợp với năng lực học sinh thì đi sâu vào những nội dung đó, cùng phối hợp thay đổi cách giảng dạy. “Để thực hiện một dự án rất tốn kém về kinh phí, thời gian nên giáo viên còn e dè. Tuy nhiên, nếu không chịu làm thì chính giáo viên sẽ thụt lùi, học sinh bị thiệt thòi. Do vậy, khó mấy cũng phải làm, từng bước làm…”, thầy Hưng thẳng thắn.

Theo cô Trần Thị Thơm (Hiệu trưởng nhà trường), để chuẩn bị cho lộ trình năm cuối “phủ” Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT, năm học này nhà trường đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá ở các bộ môn. Tạo điều kiện để mọi giáo viên cùng mạnh dạn và đều tay trong đổi mới.

Bài, ảnh: Quang Long

Bình luận (0)