Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Học lịch sử sơ sài để… chống điểm liệt

Tạp Chí Giáo Dục

Vi hơn 70% thí sinh dưi đim trung bình trong k thi THPT quc gia 2019 (ph đim trung bình mc 4,3 đim, phn nhiu đt 3,75 đim), lch s đưc coi là môn có kết qu thi “đi s”, thp nht trong t hp bài thi khoa hc xã hi cũng như so vi các bài thi còn li.

Hc sinh lp 12A1 Trưng THPT Hip Bình (Q.Th Đc, TP.HCM) sân khu hóa đ hc lch s

Đây không phải là năm đầu tiên câu chuyện buồn này diễn ra. Năm 2018, tỷ lệ thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn lịch sử cũng ở mức 83,24%. Tức là năm nay đã có sự cải thiện, việc dạy và học đã có sự thay đổi, đề thi cũng dễ hơn. Tuy nhiên, theo các giáo viên bộ môn và chuyên gia lịch sử, để không lặp lại câu chuyện buồn này, nhất định cần phải cho môn lịch sử có một chỗ đứng trong chương trình giáo dục.

Hc sinh đang hc lch s rt thc dng

Một cách khách quan, ThS. Nguyễn Viết Đăng Du (Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) nhìn nhận so với năm trước, đề thi môn lịch sử năm nay “dễ thở” hơn. Vì vậy, phổ điểm nhỉnh hơn năm trước (năm 2018 phổ điểm là 3,79). “Câu chuyện buồn của môn lịch sử lặp lại trong nhiều năm, không hẳn do đề thi khó hay dễ. Bởi dễ cách mấy mà thí sinh không chịu học thì cũng khó có thể giải quyết vấn đề một cách dễ dàng. Nguyên nhân sâu xa nhất chính là nằm ở cách nhìn của các em đối với môn lịch sử”, ThS. Đăng Du khẳng định.

Theo ThS. Đăng Du, trong tổng số hơn 569 ngàn thí sinh chọn môn lịch sử để thi THPT quốc gia, phần nhiều chỉ chọn với tư cách là môn chống trượt tốt nghiệp, rất ít em chọn môn lịch sử để làm tổ hợp xét tuyển ĐH, CĐ. “Trong tổ hợp khoa học xã hội thì môn địa lý, các em đã có Atlat, vẫn có thể đạt được điểm trung bình. Môn GDCD thì kiến thức cũng nhẹ nhàng lại liên quan nhiều đến thực tế. Trong khi đó, kiến thức môn lịch sử thì lại quá khủng. Riêng chương trình lớp 12 đã có 5 chương lịch sử thế giới, 7 chương lịch sử Việt Nam. Với mức độ chương trình nặng nề như thế thì học sinh học lịch sử sơ sài, học chỉ để chống liệt là điều dễ hiểu. Và kết quả điểm kém cũng là điều dễ hiểu”, ThS. Đăng Du phân tích.

Cụ thể hơn, ThS. Đăng Du cho rằng điều quan trọng nhất dẫn đến kết quả điểm thi môn lịch sử dưới trung bình nhiều chính là do tâm lý thực dụng của học sinh khi cái đích đến của các em là xét tuyển ĐH, CĐ. “Các em học sinh không phải ghét môn lịch sử, ngược lại, nhiều em rất thích môn này. Bằng chứng là các em rất hào hứng khi tìm hiểu về bộ môn. Thế nhưng, thích là một chuyện nhưng lựa chọn thi lại là một chyện khác. Bởi thi là phải thực dụng, thực tế. Hãy nhìn kỹ lại xem, bao nhiêu trường ĐH, CĐ, bao nhiêu ngành đào tạo sử dụng môn lịch sử làm tổ hợp xét tuyển. Chính quan điểm về bộ môn một cách hệ thống đã dẫn đến quan điểm thực dụng của học sinh về môn học. Điều này không thể trách được học sinh”, ThS. Đăng Du bày tỏ.

Chung quan điểm, cô Bùi My Thúy (thành viên Hội đồng bộ môn lịch sử Sở GD-ĐT TP.HCM, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, Q.Bình Thạnh) cho rằng kết quả thi môn lịch sử kém bao gồm rất nhiều nguyên nhân. Trước hết là do tư tưởng của học sinh chọn bộ môn chỉ để chống điểm liệt nên không toàn tâm toàn ý với môn học. Song song đó, do yêu cầu đặt ra với bộ môn là quá lớn, quá nặng nề, bao hàm nhiều lớp kiến thức, nằm ngoài khả năng của đại đa số học sinh. Một lý do nữa là môn này chưa thật sự được coi trọng trong chương trình học và cả lựa chọn ngành nghề. “Nếu chọn môn lịch sử, học sinh có rất ít ngành để chọn lựa. Ngay từ đầu điều này đã ảnh hưởng đến định hướng chọn ngành nghề của các em. Đến ngay bản thân tôi, dạy đội tuyển quốc gia môn lịch sử mà nhiều phụ huynh còn không muốn con em mình theo đuổi đội tuyển với lý do sau này không biết làm gì”, cô My Thúy chia sẻ.

“Tư duy thực dụng” cũng là cách lý giải được TS. Tưởng Phi Ngọ (giảng viên Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đề cập đến cho câu chuyện buồn của môn lịch sử. Tư tưởng này là lý do căn bản nhất quyết định chất lượng học của học sinh. “Rất nhiều học sinh hiện nay coi môn lịch sử chỉ là giải pháp bắt buộc phải lựa chọn để đạt được kết quả vào ĐH, CĐ, đậu tốt nghiệp THPT chứ không nhiều em ý thức được rằng, học lịch sử là để hiểu biết về đất nước, dân tộc; học để làm người. Lịch sử không phải là môn học để kiếm được nhiều tiền như những bộ môn “hot” khác để các em phải chú tâm dùi mài”, TS. Phi Ngọ nhìn nhận.

TS. Phi Ngọ phân tích thêm: “Không thể nói rằng toán, vật lý, hóa học dễ hơn lịch sử được. Thế nhưng, học sinh vẫn chọn các môn này, không hẳn là do yêu thích mà do những môn này mang lại lợi ích khi tìm kiếm các cơ hội ngành nghề, công việc. Còn với lịch sử, rất ít các cơ hội để học sinh lựa chọn”.

Cn phi cho lch s mt vai trò

“Kết quả thi kém, khoan đổ lỗi cho phương pháp giảng dạy lịch sử của thầy cô chưa đổi mới. Đặt trong bối cảnh và môi trường giáo dục hiện nay, việc đổi mới trong môn lịch sử từ mỗi thầy cô chỉ nhằm mục đích thu hút học sinh đến với môn học, hiểu môn học, từ đó yêu môn học chứ không thể nào bắt buộc được các em chọn bộ môn một cách nghiêm túc. Bởi rõ ràng, đây là bộ môn các em được quyền lựa chọn để thi, để định hướng nghề nghiệp của mình”, ThS. Nguyễn Viết Đăng Du đánh giá.

Theo ThS. Đăng Du, chừng nào môn lịch sử chưa có một chỗ đứng tương đương như các môn học khác, chừng nào môn học này chưa được coi là môn học bắt buộc để một học sinh tốt nghiệp bậc phổ thông, chừng nào môn học chưa được giảm tải nhẹ bớt tính hàn lâm… thì tình hình “đội sổ” vẫn sẽ không thay đổi trong những năm tiếp theo. “Một người Việt Nam trở thành một công dân bắt đầu có quyền bầu cử thì cần phải có những hiểu biết về lịch sử nước nhà, đây là yêu cầu hoàn toàn chính đáng của một công dân. Như vậy, tại sao lịch sử lại không thể là môn học bắt buộc học sinh phải học để có thể tốt nghiệp”, ThS. Đăng Du đề xuất.

Giúp hc sinh hiu giá tr môn s trong cuc sng

Em Vương Thị Vân Anh (cựu học sinh lớp 12CV Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Q.Tân Bình, TP.HCM),  thủ khoa môn lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 tại TP.HCM với điểm 10 tuyệt đối, nhìn nhận: Hiện tại, việc giảng dạy môn lịch sử trong nhà trường đã được các thầy cô bộ môn coi trọng. Nhiều thầy cô rất có ý thức làm mới môn học, tạo sự thú vị của môn học với học sinh. Thế nhưng, thực tế là môn học chưa được nhiều bạn coi trọng lắm, phần nhiều các bạn chỉ học để đối phó, để thi. Lý do các bạn đưa ra thường là quy chụp bộ môn nhiều sự kiện, nhiều vấn đề khó nhớ… Nhưng thật ra, lý do đó chỉ là cái cớ. Điều quan trọng là các bạn chưa thật sự hiểu được tầm quan trọng của môn học với bản thân. Môn học dù là những sự kiện đã qua nhưng lại có giá trị đến tận bây giờ. Những kiến thức môn học không chỉ giúp ta hiểu được xã hội hiện tại, hiểu xâu xa hơn về ngày xa xưa mà còn là nhiều phạm trù khác từ phát triển kinh tế đến xã hội, toàn cầu hóa. Môn học giúp mình hiểu được mình cần gì, từ đó mình biết làm gì. Lịch sử thuộc về phạm vi xã hội, đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Do vậy, để các bạn yêu thích môn học, học lịch sử không phải vì những điểm số, không phải vì chống liệt, chống trượt thì cần phải làm cho các em hiểu được giá trị của môn học. Bên cạnh đó, chọn lịch sử cũng khó tìm kiếm công việc. Nếu có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bộ môn này, đồng thời cũng phải cho thấy rằng môn lịch sử có vai trò quan trọng trong cả ngành kinh tế. Bản thân em chọn môn lịch sử để xét tổ hợp khối C với ngành sư phạm văn. Ban đầu em nhận thấy môn học cũng khó bởi khó ghi nhớ, nhưng rồi học, hiểu và biết giá trị môn học. Em thường hệ thống kiến thức thành những câu chuyện để học…

Đ.Yến (ghi)

Em Vương Th Vân Anh (th hai t phi sang) cùng bn bè

“Giảm tải bớt gánh nặng thi cử trong môn học” là một trong những giải pháp được cô Bùi My Thúy đưa ra để cải thiện điểm số của môn lịch sử. Theo cô My Thúy, với môn lịch sử, chương trình thi cần phải có sự “co kéo” lại, không nên dàn trải quá nhiều như hiện nay. Đồng thời, thời lượng dành cho môn học trong nhà trường cần phải tăng lên cũng như nội dung kiến thức môn học phải giảm bớt tính hàn lâm. “Với chương trình như hiện nay, giáo viên có muốn đổi mới, muốn tạo ra các tiết học sinh động cũng rất khó. Bởi nếu không khéo “co kéo” thì sẽ không đủ thời gian để truyền tải hết kiến thức cho học sinh. Quan trọng nhất cần phải đặt môn học trở thành bộ môn có vai trò quan trọng, nhìn nhận lại vai trò của môn học trong tác động đến giáo dục nhận thức, tư tưởng và cả lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh”, cô My Thúy nhấn mạnh.

Từ góc nhìn của một chuyên gia lịch sử, TS. Tưởng Phi Ngọ cho rằng song song với việc đổi mới chương trình thì ngành giáo dục và cả xã hội cần phải tạo ra được một môi trường giáo dục mà ở đó, học sinh không còn tư tưởng dựa dẫm, không còn tư tưởng bỏ qua môn học này để lựa chọn môn học khác. “Lịch sử không phải chỉ có vai trò là một môn học xã hội mà trên hết, môn học này còn có vai trò giáo dục phẩm chất, đạo đức cho học sinh. Là động lực tinh thần để các em làm chỗ dựa cho việc sống và làm việc với động cơ đúng đắn. Đã đến lúc cần phải trả lại vai trò xứng đáng cho môn lịch sử. Học sinh học lịch sử không phải là để thi cử mà là để làm người, để hiểu về nguồn cội dân tộc”, TS. Phi Ngọ tha thiết.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)