Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học lịch sử từ… tên đường

Tạp Chí Giáo Dục

Mt hc sinh đang gi ý cho các bn nh tên và ý nghĩa ca mt s con đưng trên đa bàn

Nhận thấy việc dạy học đối với môn lịch sử địa phương bằng phương pháp truyền thống không còn phù hợp và kích thích tinh thần tự học của học sinh, các thầy cô trong Tổ lịch sử cùng học sinh lớp 11B1 Trường THPT Lê Quý Đôn – Tân Mai (Đồng Nai) đã thực hiện dự án mang tên “Học lịch sử từ tên con đường” nhằm tìm ra cách dạy và học mới đối với bộ môn này. Để dự án thành công, nhóm thực hiện đã tiến hành đi đến nhiều con đường trong phạm vi TP.Biên Hòa (Đồng Nai) để phát phiếu khảo sát cho mọi đối tượng, bao gồm: Những người ngẫu nhiên gặp ở công viên, quán cà phê, người lao động, học sinh, sinh viên… Ngoài ra, được sự hướng dẫn của thầy cô trong tổ lịch sử, các em học sinh còn thực hiện phỏng vấn 33 người (thuộc các đối tượng trên) với các câu hỏi về tuyến đường.

Trải qua gần 2 tháng, nhóm thực hiện dự án đã thu được kết quả: Tình trạng không biết, không nhớ tên và ý nghĩa tên đường trên địa bàn TP.Biên Hòa là một thực trạng khá phổ biến ở mọi đối tượng, kể cả học sinh địa phương. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm địa điểm, mà còn tác động đến nhiều khía cạnh lịch sử, văn hóa… của đất nước. Từ đó, nhóm thực hiện dự án đã đưa ra giải pháp để cải thiện, đồng thời giúp học sinh học môn lịch sử tốt hơn, nhớ lâu hơn. Cụ thể, đến tiết học lịch sử, nhóm sẽ đưa các video, bài thuyết trình giới thiệu tên, ý nghĩa các con đường lên trang facebook của lớp, yêu cầu các bạn tham khảo trước ở nhà, đồng thời dựa trên những video mẫu đó, các bạn phải tự tìm hiểu tên các con đường khác. Sau đó lên lớp, nhóm sẽ đặt ra những câu hỏi liên quan để các bạn phải nhớ đến ý nghĩa của tên các con đường. Ngoài việc sử dụng video cho việc học ở tiết lịch sử, nhóm thực hiện tổ chức các cuộc thi bình chọn qua tổng số lượt like, share… Thông qua đó, thông tin của các video sẽ được truyền tải đến mọi người.

Thầy Hồ Thế Việt (giáo viên bộ môn lịch sử) cho biết: “Dự án không chỉ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy của Bộ GD-ĐT mà còn giúp tiết học lịch sử trở nên nhẹ nhàng, thoải mái. Chính vì thế học sinh trở nên hào hứng, tích cực và tiếp thu kiến thức một cách thực tế hơn. Đồng thời qua đó học sinh còn có thể liên hệ với kiến thức cũ, giúp nhớ bài kỹ và lâu hơn”.

K.Khánh

 

Bình luận (0)