Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Học liệu số thay thế dần sách cũ

Tạp Chí Giáo Dục

Sách cũ là mt ngun tri thc vô giá. Ch tiếc rng, khi văn hóa đc (sách in giy) mai mt dn, kéo theo h ly là kho tàng sách cũ cũng b lãng quên.


Mt ca hàng bán sách cũ trên đường Cách Mng Tháng Tám (Q.Tân Bình, TP.HCM). Ảnh: N.Trung

Hiện nay, nguồn tư liệu vô giá ấy bị bỏ phí một cách đáng tiếc. Việc này khiến cho những người yêu thích việc đọc sách, lưu tâm đến văn hóa đọc… không khỏi ngậm ngùi!

Nh v mt thi sách cũ

Thế hệ học sinh, sinh viên những năm 90 của thế kỷ trước không có những chiếc điện thoại thông minh (smartphone), internet chưa phát triển, nên sách cũ là phương tiện học tập chủ yếu. Tối thiểu, ai cũng có vài cuốn sách “gối đầu giường”. Siêng hơn, như những “con mọt sách”, thì có vài chục cuốn, cả một “thư viện mini”. Nhu cầu dùng sách cũ lớn, nên cửa hàng bán sách cũ trước đây rất nhiều. Có những con đường tại TP.HCM trở thành “thương hiệu” với cả một đoạn dài chỉ bán sách cũ, báo in và lịch, như đường Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Huy Liệu, Cách Mạng Tháng Tám… Có những tư liệu sách mới xuất bản không thấy viết, phải tìm kiếm đến sách cũ. Từ sách về triết học, văn học, đến sách ngoại ngữ, khoa học kỹ thuật. Mua sách cũ tiết kiệm được nhiều tiền. Có những cuốn sách tái bản lại giá bán rất cao. Nhưng cũng sách ấy, nếu mua sách cũ sẽ tiết kiệm được 2/3 giá bìa. 

Do đời sống thiếu thốn nên sinh viên những năm 90 của thế kỷ trước khó có nhiều tiền để mua sách mới. Vì vậy, lựa chọn sách cũ là giải pháp tối ưu. Vả lại, có những thông tin, kiến thức mà chỉ sách cũ mới có. Cả tôi và nhiều người bạn đam mê sách, sau những buổi học ở giảng đường là tìm đến các nhà sách cũ để “săn lùng” những cuốn sách quý. Nhiều khi nhịn ăn để dành tiền mua sách mà mình thích. Nhất là trước các kỳ thi, đến mùa làm luận văn tốt nghiệp, tôi thấy sinh viên đến nhà sách cũ rất đông. Nhiều khi bỏ mấy chục ngàn đồng (khi đó rất lớn) để mua nhưng chỉ trích dẫn được một vài ý vào luận văn tốt nghiệp. Thế mà rất vui, vui vì thỏa mãn thú đọc sách, thỏa mãn cái thú mà chúng tôi nói vui với nhau là… sưu tầm đồ cổ!

Công ngh s h tr hc tp là mt li thế ln

Số phận sách cũ bị định đoạt bởi sự bùng nổ của các nhà sách mới mở ra như “nấm mọc sau mưa” cách đây hơn 20 năm. Chưa bao giờ người ta thấy ngành xuất bản, kinh doanh sách phát triển rầm rộ như lúc này. Hệ thống các nhà sách xuất hiện từ thành phố lớn đến tỉnh lẻ, đó là những thương hiệu lớn như nhà sách Phương Nam, nhà sách Nguyễn Văn Cừ, nhà sách Tín Nghĩa, nhà sách Nhân Văn, nhà sách Văn Lang… Song, có một điểm đáng buồn là các nhà sách này cũng “rơi rụng” dần, số người đến mua sách và đọc sách vơi dần, ngày nay chỉ còn thưa thớt. Một người bạn tôi, là tiến sĩ ngôn ngữ học, trước đây cứ khoảng một năm là cho ra đời vài cuốn sách hoặc từ điển tiếng Việt. Nhưng dạo này anh than thở: “Xuất bản sách in bây giờ rất khó. Bỏ mấy chục triệu đồng để in nhưng khó bán lắm, chủ yếu để tặng cho những người bạn đồng chuyên môn”. Sách mới đã vậy, huống hồ chi là sách cũ! Những năm gần đây, khi mạng internet phát triển, phương tiện học liệu số hỗ trợ công cụ học tập, nghiên cứu, các nhà sách cũ đóng cửa dần, chuyển hướng kinh doanh. Những nhà sách cũ mà chủ bán “duyên nợ với nghề” thì vắng hoe người đến mua. Nhà sách hạ giá bìa sách mới xuất bản xuống hơn 50% còn không có người mua. Học sinh và sinh viên ngày nay có công nghệ số 4.0 hỗ trợ phương tiện học tập là một lợi thế rất lớn. Các em chỉ cần mấy cái nhấp chuột là có vô số nguồn tư liệu mình cần. Nhưng trong cái ưu điểm ấy lại phát sinh hệ lụy tiêu cực. Đó là việc lười tìm hiểu, nghiên cứu để sản phẩm học tập có chiều sâu, là việc “đạo” kiến thức của người khác một cách dễ dàng.

“Mo” bo qun sách cũ

Muốn sử dụng lâu dài các cuốn sách, chúng ta nên dùng bao ni-lông bọc bìa để bảo quản sách. Bao ni-lông có tác dụng chống thấm nước, do đó sẽ giúp sách không bị thấm nước, không bị ẩm mốc. Để cuốn sách có vẻ ngoài đẹp như mới, chúng ta nên thay bọc sách định kỳ khi sử dụng. Lau bụi cho sách một năm vài lần: lau từ gáy sách đến bìa sách để loại bỏ bụi bẩn. Có thể sử dụng chổi mềm để loại bỏ bụi một cách nhẹ nhàng, không làm tước gáy sách. Khi cất giữ, không nên gói sách quá chặt, hoặc để các cuốn sách quá gần nhau trên kệ, giá. Như vậy sách sẽ dễ bị nhàu nát và trầy xước khi lấy ra đọc. Tạo cho những quyển sách một khoảng cách nhất định để thoáng mát, ngăn chặn độ ẩm phát sinh từ những cuốn sách. Để sách vào những giá, kệ cao, tại những nơi khô thoáng nhằm tránh độ ẩm và nước dẫn đến mau mục sách. Đặc biệt, giữ gìn gáy sách không bị cong, vênh, mục nát sẽ giữ được các trang sách không bị rách, rời ra khỏi sách.


H
c sinh đc sách ti chương trình gii thiu sách hay do nhà trưng t chc. Ảnh: N.Quang

Dạy học văn theo chuyên đề của chương trình mới chúng tôi thấy nhiều băn khoăn. Đó là việc học sinh ngày nay khi “tập nghiên cứu” ít chịu tìm sách in để đọc. Trong khi soạn giả sách hướng dẫn tư liệu nghiên cứu lấy từ nhiều nguồn, trong đó có sách in (ở thư viện, nhà sách…). Do đó, hầu hết các sản phẩm của học sinh chủ yếu lấy tư liệu từ mạng xã hội, nhiều địa chỉ thiếu độ tin cậy.

Đ sách cũ không b lãng phí?

Trước đây, năm 2007, nhà văn Nguyên Ngọc đã từng đề nghị trên tạp chí điện tử Tiasang.com.vn để kêu gọi thanh niên trong cả nước đọc sách. Trong bối cảnh văn hóa đọc xuống cấp, nhà văn đề nghị rằng nên vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách, hoặc mỗi năm đọc lấy một quyển sách. Thế nhưng lời đề nghị ấy thật khó được đáp ứng. Với bối cảnh công nghệ số phát triển như vũ bão ngày nay, lời đề nghị của nhà văn Nguyên Ngọc lại càng khó thành hiện thực hơn. Thi thoảng trên các trang mạng xã hội hiện nay chúng ta bắt gặp nhiều chủ nhà sách thanh lý sách cũ với giá rất mềm. Nếu phụ huynh muốn rèn cho con thói quen đọc sách, xây dựng thư viện sách mini trong nhà thì đây là cơ hội rất tốt. Nó cũng là cách để “cứu” sách cũ. Có một “diệu kế” để cứu sách cũ là dựa vào “vị cứu tinh” từ nhà trường. Theo đó, thư viện trường nên thu nhận các nguồn sách cũ này để bổ sung vào “ngân hàng sách” của mình. Đây là nguồn tư liệu quý giá cho học sinh tham khảo.   

Biết rằng quy luật cuộc sống là vậy – đổi thay liên tục, cái mới sẽ dần thay thế cái cũ. Nhưng sao vẫn thấy nhớ nhớ về một thời sách cũ, thấy thương thương cho những cuốn sách cũ lẳng lặng nằm ở nhà sách đợi chờ đến tay người đọc!

Trn Nhân Trung

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)