Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học môn ngữ văn theo đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2025

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT va công b đ thi minh ha cho k thi tt nghip THPT năm 2025 theo Chương trình giáo dc ph thông 2018 cho tt c các môn. Đây là ln th hai B GD-ĐT công b đ tham kho cho k thi này (ln 1 vào tháng 12-2023), vì có điu chnh sau khi lng nghe ý kiến ca dư lun v nhng bt hp lý ca đ thi.

Tiết học môn ngữ văn của học sinh lớp 12 (ảnh minh họa). Ảnh: Đ.Yến

Với môn ngữ văn, đề thi minh họa lần này bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình, đánh giá các kỹ năng thiết yếu của việc học ngữ văn và có phần giảm tải áp lực cho học sinh khi làm bài. Từ phân tích, nhận định đề thi sau đây của giáo viên, giúp học sinh lớp 12 năm học này có sự chủ động định hướng cách học và ôn thi hiệu quả.

Đ thi gim áp lc làm bài cho hc sinh

Cấu trúc đề thi gồm hai phần, với ba trọng tâm: phần đọc hiểu (4 điểm, 5 câu hỏi); phần viết, gồm viết đoạn văn nghị luận văn học (khoảng 200 chữ, 2 điểm) và viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ, 4 điểm). Với bố cục này, đề thi đã đánh giá được kỹ năng đọc văn bản theo tri thức ngữ văn thể loại, kỹ năng viết và tư duy xã hội của học sinh. Ngữ liệu đọc hiểu là văn bản ngoài sách giáo khoa giúp học sinh chú trọng rèn luyện kỹ năng làm bài.

Từ độ dài gần 2 trang giấy, với hai lần đọc văn bản mới của đề thi minh họa lần 1, đề thi minh họa lần 2 này giảm xuống còn 1 trang giấy A4 với một văn bản thơ. Điều này giúp học sinh tránh được áp lực về thời gian đọc và phân tích văn bản. Việc tích hợp câu viết đoạn văn với văn bản đọc hiểu cũng giúp học sinh dễ dàng hiểu và viết đúng trọng tâm văn bản hơn, đỡ mất thời gian đọc hơn. Mặt khác, với sự tích hợp trên, đề thi dễ dàng thay thế văn bản đọc hiểu thể loại này (ở đề minh họa là văn bản thơ) bằng văn bản thể loại khác (chẳng hạn truyện, ký, kịch, nghị luận…) mà cấu trúc của nó không thay đổi, vẫn đánh giá được kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng nghị luận văn học.

Yêu cầu của câu nghị luận xã hội đến vấn đề rất thời sự, gần gũi và được giới trẻ quan tâm (trí tuệ nhân tạo) cũng giúp học sinh dễ dàng bày tỏ chính kiến, quan điểm. Ngoài ra, đáp án chấm cũng khá đơn giản và thoáng, giúp học sinh dễ dàng có điểm. Như câu viết đoạn văn chỉ cần triển khai được hai ý, câu nghị luận xã hội thì gồm các bước học sinh đã rất quen thuộc khi học ở nhà trường phổ thông. Tuy vậy, với giới hạn độ dài (đoạn văn là khoảng 200 chữ, bài văn là khoảng 600 chữ), đề thi minh họa sẽ hạn chế phần nào sự đột phá trong bài làm của học sinh. Vấn đề hiểu biết vùng miền (thành phố Hà Nội trong văn bản đọc hiểu và câu viết đoạn văn), hay vấn đề xã hội quá thời sự (trí tuệ nhân tạo) cũng sẽ đem đến lợi thế và bất lợi cho nhiều học sinh trên phạm vi cả nước. So với đề thi tốt nghiệp THPT những năm trước đây, đề thi minh họa lần này giảm mức yêu cầu về kỹ năng nghị luận văn học, chỉ còn 2 điểm ở câu viết đoạn văn. Điều này khiến giáo viên lo lắng việc dạy học trong nhà trường nếu cứ bám sát đề thi tốt nghiệp lâu dài sẽ xem nhẹ kỹ năng viết bài văn nghị luận văn học!

Hc và ôn tp thế nào vi đ minh ha môn văn?

Vậy học sinh lớp 12 xác định cách học và ôn tập như thế nào để phù hợp với cách ra đề theo hướng mới và đạt kết quả tốt nhất? Dưới đây là những lời khuyên từ giáo viên.

Một, chú ý việc thay đổi cấu trúc đề thi để thay đổi cách học từ trang bị kiến thức bài học, chương trình sang chú trọng rèn luyện kỹ năng làm bài. Đó là kỹ năng đọc hiểu văn bản, kỹ năng viết đoạn văn và viết bài văn nghị luận xã hội. Tuy vậy, những kiến thức nền cần có phải nắm vững, như tri thức ngữ văn, tri thức về tiếng Việt…

Hai, với phần đọc hiểu văn bản (4 điểm), học sinh cần nắm thật vững tri thức ngữ văn về các thể loại văn bản. Các thể loại văn bản gồm thơ, truyện, ký (tùy bút, bút ký, tản văn), văn bản kịch, nghị luận… Tri thức các thể loại này gồm toàn bộ kiến thức đã học suốt các năm ở THPT, thậm chí ở THCS cũng đã biết đến. Chẳng hạn, câu hỏi về thể thơ của đề tham khảo là kiến thức từ THCS. Tuy vậy, không cần ôm đồm, mà cần bám sát chương trình lớp 12. Khi học đến thể loại nào, học sinh nên có bản hệ thống toàn bộ đặc trưng tri thức ngữ văn của thể loại ấy. Chú ý đến các cách yêu cầu (câu hỏi) của từng loại văn bản trong hoạt động đọc. Vì câu hỏi phần đọc hiểu của đề thi thường ra sát với yêu cầu này, phù hợp đặc trưng từng thể loại. Bên cạnh đó, cần nắm vững các kiến thức về tiếng Việt (thực hành tiếng Việt chương trình lớp 12), nắm vững kiến thức và rèn luyện cách làm bài về câu hỏi liên quan đến biện pháp tu từ…

Ba, tăng cường rèn luyện kỹ năng viết đoạn nghị luận văn học (2 điểm). Bất lợi của hầu hết học sinh THPT là bấy lâu nay được rèn luyện nhiều về kỹ năng viết đoạn nghị luận xã hội, chứ rất ít được rèn luyện viết đoạn nghị luận văn học. Cho nên khá lúng túng trước đề thi minh họa. Tuy nhiên, nếu bám sát yêu cầu trong cách soạn của sách giáo khoa THPT chương trình mới, sẽ thấy yêu cầu này không mới, không hề xa lạ, cả 3 bộ sách giáo khoa đều có. Chẳng hạn, với bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, đó là phần “Kết nối đọc – viết” ở cuối các câu hỏi tìm hiểu từng văn bản. Yêu cầu này thường là viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) liên quan đến một khía cạnh nào đó của văn bản đã học. Học sinh bám sát vào yêu cầu này sẽ rèn luyện tốt kỹ năng viết đoạn nghị luận văn học cho đề thi tốt nghiệp THPT.

Bốn, với câu nghị luận xã hội (4 điểm), lời khuyên với học sinh là, nên có nhiều cách định hướng rèn luyện kỹ năng. Một là, rèn viết về kiểu bài nghị luận xã hội nói chung, như tư tưởng – đạo lý, hay hiện tượng đời sống. Cách viết kiểu bài này là sự tổng hợp các thao tác có tính phổ biến, chung nhất của nghị luận xã hội, như cách làm bài cho đề thi minh họa năm 2025. Hai là, chú ý bám sát tri thức kiểu bài và cách làm nghị luận xã hội ở chương trình lớp 12, trong phần viết. Nếu không chú ý điều này, học sinh có thể không đáp ứng yêu cầu của đáp án chấm là bám sát yêu cầu cần đạt chương trình lớp 12. Ngoài ra, khi luyện tập, cần chú ý cách yêu cầu rất mới trong từng câu hỏi của đề minh họa và hướng dẫn cách trả lời của đáp án chấm. Cũng nên có sự so sánh với đề thi và đáp án của các năm trước để thấy sự khác biệt, dễ ghi nhớ và rút kinh nghiệm làm bài thi.

Trn Ngc Tun

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)