Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học một đường, làm một nẻo

Tạp Chí Giáo Dục

“Biên bản” là một bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, mục đích yêu cầu của bài học là hướng dẫn học sinh cách tạo lập một văn bản hành chính (VBHC) thông dụng, mà cụ thể ở đây là biên bản. (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, trang 123-125).

Nội dung chính của bài học nhằm khắc sâu kiến thức về thể loại VBHC này, gồm các nội dung: Biên bản là gì, các loại biên bản, các phần trong biên bản, yêu cầu về câu chữ trong biên bản cho phù hợp phong cách ngôn ngữ chức năng… Trong phần kết thúc biên bản nêu rõ: “Thời gian kết thúc, chữ ký và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính…”; đồng thời, SGK cũng đưa ra ví dụ cụ thể: “Biên bản sinh hoạt chi đội” để làm mẫu cho học sinh. Phần chữ ký ở cuối biên bản ghi rõ vị trí ký tên của chủ tọa ở bên trái và của thư ký là ở bên phải (ảnh 1).

Tuy nhiên, khi xem Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc “Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính” có phạm vi và đối tượng áp dụng rộng rãi trên toàn quốc, bao gồm “các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân” và các văn bản mẫu kèm theo, chúng tôi ngỡ ngàng trước “Mẫu 1.12 – Biên bản”. Trong mẫu này, quy định vị trí chữ ký cuối biên bản hoàn toàn trái ngược với bài học trong SGK đã dẫn trên: Phần chữ ký ở cuối biên bản ghi rõ vị trí ký tên của chủ tọa ở bên phải và của thư ký là ở bên trái (ảnh 2). Như vậy, trong trường hợp này, kiến thức học trong nhà trường và yêu cầu áp dụng trong cuộc sống ngoài xã hội không đồng nhất với nhau, học chưa đi đôi với hành, học một đường làm một nẻo. Vậy khi viết biên bản thì thư ký và chủ tọa tùy tiện muốn ký bên nào cũng được, hay cần phải ký ở đâu cho đúng?

Theo quan niệm của chúng tôi, quy ước mặc nhiên lâu nay, chữ ký bên góc phải ở cuối biên bản nên là chữ ký của tác giả tạo lập ra văn bản đó – tức là của thư ký, tương tự như trong các loại VBHC khác: đơn từ, tường trình hoặc trong văn bản sinh hoạt: thư từ, lưu bút… Chủ tọa/chủ trì sẽ ký vào góc dưới bên trái, như bài học trong SGK lớp 9 đã hướng dẫn.

Từ sự trái khoáy trên, chúng tôi nhận thấy cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp giữa tri thức trong SGK và thực tế đời sống. Đồng thời tha thiết mong rằng sự nhất quán đó cần được kịp thời cập nhật trong đợt thay SGK mà Bộ GD-ĐT đang chuẩn bị tiến hành trong thời gian sắp tới.

Đ Thành Dương
(Trưng D b ĐH Dân tc TW Nha Trang)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)