Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

“Học một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, các trưng ĐH ch yếu đào to theo tín ch, điu này giúp sinh viên rt thun li trong vic sp xếp lch hc, chn môn hc, chn ging viên, gi hc… Nh s thoi mái này nên nhiu sinh viên đã hc cùng lúc hai chuyên ngành…

Đi din ban tư vn tr li các câu hi ca hc sinh

Đây là thông tin của các chuyên gia đưa ra trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 vừa diễn ra tại Trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8). Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

Cui tun qua, chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 12 đã din ra  nhiu trưng trên đa bàn thành ph, gm: THPT Đa Phưc, THPT Tân Túc, THPT Bình Chánh, THPT Vĩnh Lc B (huyn Bình Chánh); THPT Vĩnh Lc (Q.Bình Tân); THPT Nam K Khi Nghĩa (Q.11).

Trước nhiều thông tin bổ ích về việc chọn ngành nghề, em Thảo Vy (lớp 12A3) hỏi: “Em muốn học ngành quản trị kinh doanh và ngành quản trị khách sạn cùng một lúc được không?”. Để Thảo Vy và nhiều học sinh khác có sự lựa chọn đúng đắn, ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương (Phó phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) khẳng định đây là hai ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế, có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến TP.HCM đầu tư kinh doanh. Trong khi đó, nhiều trường ĐH cũng cho sinh viên đăng ký học 2 chuyên ngành cùng một lúc. Tuy nhiên, sinh viên phải cam kết học tốt cả 2 ngành, nếu không thực hiện được (có thành tích học tập sa sút) thì nhà trường buộc sinh viên phải thôi học 1 trong 2 ngành để toàn tâm toàn ý học tốt ngành còn lại. “Hiện nay học 1 ngành có thể làm rất nhiều nghề khác nhau; do đó, các em không nên học 2 ngành cùng một lúc vừa mất nhiều thời gian, công sức mà kết quả học tập cũng không được đảm bảo. Thay vào đó, các em nên chú tâm học 1 ngành để có thời gian rảnh tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng, thà học một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, ThS. Phương khuyên.

Tương tự, giải đáp câu hỏi của một học sinh lớp 12A1 về việc đang học ngành xã hội muốn chuyển sang ngành công nghệ thông tin được không?, ThS. Phương cho hay: Công nghệ thông tin đang là một ngành “hot” trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, ngành này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, sức khỏe… Tuy nhiên, nhân lực của ngành này lại đang thiếu hụt. Vì vậy, các trường đều cho phép sinh viên ngành khác chuyển sang học ngành công nghệ thông tin (nếu cùng trường). “Ngành công nghệ thông tin có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, chúng ta có thể chọn học về khoa học máy tính, mạng máy tính, an ninh mạng… được đào tạo tại nhiều trường ở TP.HCM. Tùy vào mỗi trường sẽ có những phương thức xét tuyển khác nhau; do đó, các em nên cân nhắc để có sự lựa chọn đúng đắn”, ThS. Phương lưu ý.

Chn ngh phi to ra giá tr cho xã hi

Chia sẻ về các yếu tố cần thiết để lựa chọn một ngành nghề phù hợp trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 tổ chức tại Trường THPT Thạnh Lộc (Q.12) mới đây, chuyên gia tâm lý Đỗ Văn Sự cho rằng, trước hết người học cần phải tìm hiểu thật kỹ về những ngành nghề mình có niềm yêu thích. Từ những hiểu biết đó, gắn với điều kiện sức khỏe, khả năng bản thân, thậm chí là ngoại hình để có sự lựa chọn phù hợp. “Ít nhất trong những ngành nghề mình tìm hiểu, các em phải có một vài năng khiếu nhất định. Có thể là thần tượng một ai đó trong ngành nghề đó, đọc những tài liệu, cuốn sách, bài báo về họ và xem họ đã thành công trong nghề nghiệp đó như thế nào. Bên cạnh đó, các em cũng phải dựa vào điều kiện kinh tế gia đình để chọn lựa môi trường học tập phù hợp”, ông Sự phân tích.

Theo ông Sự, với cùng một ngành nghề sẽ có nhiều trường đào tạo. Trong đó, mỗi môi trường sẽ có những hướng đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, người học cần phải xác định môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp để lựa chọn môi trường phù hợp. Bên cạnh đó, cần phải tìm hiểu nguồn nhân lực xã hội cần trong tương lai ở ngành nghề đó là như thế nào để có hướng đi đúng đắn. “Chọn lựa được một ngành nghề phù hợp không hẳn chỉ là phù hợp với khả năng của mình, mang lại giá trị kinh tế cho bản thân, gia đình mà quan trọng còn phải tạo ra những giá trị cho xã hội”, ông Sự nhấn mạnh.

Yến Hoa

Mt hc sinh n Trưng THPT Nguyn Văn Linh đt câu hi cho ban tư vn

Để các em học sinh có cái nhìn chính xác về việc lựa chọn ngành nghề, chuyên gia tâm lý Vũ Thiện Toàn khẳng định: Chọn ngành khác chọn nghề. Chọn ngành là chọn một ngành học có mã ngành cụ thể và được đào tạo trong nhà trường để theo học và ra trường làm việc, có thể học một ngành làm rất nhiều việc và ngược lại; còn chọn nghề là mình có thể chọn bất cứ công việc nào mà bản thân thấy phù hợp, trong đó có những công việc không có trong danh mục đào tạo.

Trả lời câu hỏi của em Huỳnh Trung Hiếu (lớp 12A5) về việc học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm giáo viên dạy tiếng Anh được không?, ThS. Vương Văn Khởi (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết ngành ngôn ngữ Anh có 3 hướng đi: phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch, kinh tế thương mại và giảng dạy. “Nếu tham gia giảng dạy thì các em chỉ dạy được ở các trung tâm ngoại ngữ, còn muốn dạy trong các trường trung học thì phải tốt nghiệp cử nhân sư phạm”, ThS. Khởi khẳng định.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)