Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Học ngành điều khiển tàu biển, lương nghìn đô

Tạp Chí Giáo Dục

Học ngành điều khiển tàu biển có cơ hội việc làm lớn, lương hấp dẫn, cả nghìn USD. Tuy nhiên, đây là ngành “kén” người học, dù điểm chuẩn thấp, chỉ 13 – 14,5 điểm. Một số trường đào tạo ngành học này gồm: Đại học Hàng Hải, Đại học Giao thông Vận tải TPHCM…

Ảnh minh họa.
Ngành điều khiển tàu biển thuộc nhóm ngành Hàng hải, được coi là ngành “kén” người học vì yêu cầu thí sinh dự thi phải đạt tiêu chuẩn: tổng thị lực hai mắt từ 18/10 trở lên, không mắc các bệnh khúc xạ; nghe rõ khi nói bình thường trong khoảng 5m, nói thầm cách 0,5m; cân nặng từ 45 kg trở lên.
Thí sinh thi vào ngành điều khiển tàu biển còn phải có chiều cao từ 1,62m trở lên (thi vào ngành khai thác máy tàu biển chiều cao đạt từ 1,58m trở lên).
Chuyên ngành Điều khiển tàu biển của Đại học Giao thông Vận tải TPHCM, năm 2011 này lấy 190 chỉ tiêu. Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác trên tất cả các loại tàu vận tải biển, sông, tàu khai thác và dịch vụ dầu khí của các công ty vận tải biển trong và ngoài nước; các công ty bảo hiểm, hoa tiêu, đại lý tàu và các tổ chức có liên quan đến vận tải thủy.
Kiến thức: Theo trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM, ngành điều khiển tàu biển cần có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; Có khả năng vận dụng chúng vào việc tiếp cận khai thác các thông tin và kiến thức mới; Có khả năng sử dụng khoa học cơ bản vào nghiên cứu và phát triển học thuật.
Công nghệ thông tin: Đạt trình độ B hoặc tương đương; Sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ để tính toán hoặc lập trình đơn giản; sử dụng giải các bài toán hàng hải, tính toán mực nước, ổn định tàu, sử dụng tốt những phần mềm chuyên ngành hàng hải…
Ngoại ngữ: Có trình độ tiếng Anh cơ bản IELTS 4.0 điểm hoặc tương đương (405 – 500 điểm TOEIC; 437 – 473 điểm TOEFL Paper, 123 – 150 Điểm TOEFL CBT, 41 – 52 điểm TOEFL iBT, chứng chỉ B theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo); ngoài ra còn đáp ứng yêu cầu đọc, viết, nghe, nói tiếng Anh chuyên ngành thông thường.
Kiến thức cơ sở ngành: Có kiến thức về xác suất, thống kê, lý thuyết sai số để đánh giá độ chính xác của đại lượng đo đạc và nghiên cứu các chuyên đề liên quan đến an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển.
Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức về động lực học tàu thủy, kết cấu tàu thủy, tự động điều khiển, dẫn tàu an toàn, vận chuyển và bảo quản hàng hóa bằng đường biển;
Có kiến thức cơ bản về luật, kiến thức về môi trường, nắm vững các Công ước và quy định của quốc tế, quốc gia có liên quan đến biển và hoạt động hàng hải;
Có kiến thức về thương mại quốc tế thông qua buôn bán đường biển, kiến thức về bảo hiểm hàng hải.
Đại học Giao thông Vận tải TPHCM cũng cho biết, sinh viên năm thứ tư các ngành Điều khiển tàu biển và các ngành khác như Thiết kế thân tàu thủy, Kinh tế vận tải biển, Máy tàu biển đã được các công ty vận tải biển quốc tế đến tuyển dụng và khi ra trường nhận mức lương rất cao, hơn 1.000 USD/tháng.
Điểm chuẩn ngành điều khiển tàu biển của Đại học Hàng Hải năm 2010: 14,5 điểm; Đại học Giao thông Vận tải TPHCM: 13 điểm.

Kỹ năng chuyên môn: Có khả năng vận hành thành thạo các hệ thống, trang thiết bị hàng hải bố trí trên tàu thủy một cách an toàn và tối ưu; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cũng như một số phương pháp cổ điển, tin cậy để dẫn tàu an toàn và kinh tế;

[object Window]Tính toán ổn định tàu thủy và phương pháp chất xếp, bảo quản, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển; Đọc, hiểu và áp dụng các Công ước, các quy định của quốc tế, quốc gia trong hoạt động hàng hải và bảo vệ môi trường;
Có khả năng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý an toàn trên tàu biển và tại các công ty vận tải biển;
Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hàng hải trong công việc chuyên môn; khả năng đọc, hiểu các Công ước, luật hàng hải, các quy định liên quan, đọc, hiểu, viết các văn bản bằng tiếng Anh.
Kỹ năng mềm: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Có tư duy độc lập và sáng tạo; Có khả năng suy luận và thuyết trình logic
Thái độ, hành vi: Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và chủ động giải quyết vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực hoạt động hàng hải.
Sức khỏe: Có sức khỏe đáp ứng với điều kiện làm việc trên biển và các công việc có liên quan.
Vị trí đảm nhận, khả năng công tác sau khi tốt nghiệp: Sĩ quan hàng hải mức vận hành; Làm việc ở các công ty Bảo hiểm, Giám định hàng hải, Cảng vụ, Hoa tiêu, Cục hàng hải, các công ty VTB, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, Bảo vệ môi trường biển…
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Tiếp tục cập nhật kiến thức để trở thành Sỹ quan quản lý trên tàu biển theo quy định của Cục hàng hải Việt Nam và Công ước Quốc tế về huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW 78/95);
Tiếp tục học tập, nghiên cứu sau đại học trong lĩnh vực điều khiển tàu thủy, an toan hàng hải, công ước quốc tế, bảo vệ môi rường, phát triển trang thiết bị, kỹ thuật hàng hải, các hệ thống dẫn tàu…
Đỗ Hợp / TPO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)