Để ôn tập tốt thì em nên bám vào khung cấu trúc này. Nếu nhìn theo khung cấu trúc của Bộ GD-ĐT thì tỷ lệ lý thuyết và bài tập đối với môn Hoá, Lý của khối A khoảng 40/60.
Về cơ bản thì không khác so với đối týợng là thí sinh tự do. Tuy nhiên theo quy chế thì sinh viên các trường ĐH, CĐ muốn được phép dự thi ĐH thì bắt buộc phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường đang theo học.
Sau khi có xác nhận của nhà trường đồng ý cho em dự thi thì em có thể làm và nộp hồ sơ như một thí sinh tự do.
Em muốn thi tuyển vào trường Ngân hàng nhưng không biết năm nay điểm sàn có cao hơn năm 2008 không?(vtht@hn.vnn.vn)
Vào thời điểm này để phán đoán mức điểm sàn của trường là quá khó. Theo Ban tư vấn thì em nên tập trung ôn tập cho tốt, nếu đạt được mức điểm như năm 2008 thì em hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển.
Em đang học Tiếng Pháp và đã tốt nghiệp năm 2007. Em muốn thi vào trường ĐH Quốc gia HN mà em không biết phải làm thế nào? Nộp hồ sơ ở đâu? Em muốn thi khối D bằng Tiếng Pháp nhưng em không rõ trường có thi bằng tiếng Pháp không hay chỉ thi bằng tiếng Anh? Điểm chuẩn năm 2008 vào các khoa tiếng Pháp của trường thế nào?(anhson@gmail.com)
Trước hết em cần lưu ý: Trường ĐH Quốc gia Hà Nội bao gồm 5 trường ĐH Thành viên đó là ĐH Khoa học Tự nhiên; ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn; ĐH Ngoại Ngữ; ĐH Công nghệ; ĐH Kinh tế và 2 khoa bao gồm: Khoa Sư phạm và Khoa Luật
Em dự thi khối D môn ngoại ngữ Tiếng Pháp thì thuộc khối D3. Đối với trường ĐH Quốc gia HN thì chỉ có trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn; ĐH Ngoại Ngữ; Khoa Luật và Khoa Sư phạm có tuyển sinh khối D3.
Cụ thể: Đối với trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì tuyển sinh ở tất cả các ngành điểm chuẩn năm 2008 của các ngành dao động ở phạm vi từ 18.0 đến 19.5.
Đối với trường ĐH Ngoại Ngữ thì tuyển sinh ngành Tiếng Pháp phiên dịch (điểm chuẩn năm 2008 là 24.5) và Tiếng Pháp Sý phạm (điểm chuẩn năm 2008 là 24.0 điểm). Đối với trường ĐH Ngoại ngữ thì môn ngoại ngữ nhân hệ số 2.
Khoa Luật tuyển sinh ngành Luật học (năm 2008: 18.0 điểm) và Luật Kinh doanh (năm 2008: 20 điểm)
Khoa Sư phạm tuyển sinh ngành Sư phạm Ngữ Văn (năm 2008: 19.0 điểm) và ngành Sư phạm Lịch sử (năm 2008: 18.5 điểm)
Để được dự thi vào trường em cần mua một bộ hồ sơ ĐKDT điền đầy đủ thông tin trong hồ sơ. Sau đó, em nộp hồ sơ ĐKDT theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nơi mình đang cư trú trong khoảng thời gian từ 10/3-10/4/2008. Sau thời gian này em có thể nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp cho trường mình dự thi trong khoảng thời gian từ 11-17/4/2008.
Hiện em đang học lớp 12, học lực trung bình, em muốn thi vào trường có ngành xây dựng (kinh tế xây dựng) nhưng điểm tương đối thấp, vậy em phải thi trường nào, nhân đây em hỏi là tương lai ngành kinh tế xây dựng có tốt không?(logan_fantansy@yahoo.com)
Theo Ban tư vấn thì em nên xác định lại khả năng của mình. Với lực học trung bình em nên hướng đến các trường CĐ hoặc các trường đào tạo nghề.
Sở dĩ Ban tư vấn khuyên như vậy vì kì thi ĐH không phải là trò chơi may rủi mà là một kì thi nghiêm túc đánh giá đúng khả năng của thí sinh.
Có thể điểm chuẩn năm trước trường thấp nhưng năm sau thì chưa chắc đã thấp do đó cũng không nên đặt hi vọng quá nhiều.
Nếu em quyết tâm dự thi thì có thể đăng ký vào chuyên ngành xây dựng trừờng ĐH Vinh; ĐH Kiến trúc Đà Nẵng; ĐH Đà Nẵng.
Nói chung, hiện nay ngành Kinh tế Xây dựng cũng đang rất thiếu nhân lực nhưng khả năng các trường cung ứng đáp ứng được nhu cầu thì rất khan hiếm. Trong tương lai thì ngành này có khả năng sẽ phát triển.
Em là thí sinh tự do muốn đi ôn thi ĐH tại các trường THPT thì có được không? Và có phải nộp học phí không? Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị mới thành lập là trường công lập hay dân lập? Năm 2009 trường sẽ tuyển sinh theo hình thức nào? (tongvanmanh@gmail.com)
Việc em đi ôn thi ở đâu là quyền của em. Tuy nhiên cần phải đặc biệt lýu ý với em: Hầu hết các trường THPT không tổ chức ôn thi ĐH mà chỉ cho mượn cơ sở vật chất để các tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức luyện thi mà thôi. Khi đã đi ôn thi ĐH thì việc nộp học phí là điều khó tránh khỏi.
Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu nghị được thành lập vào ngày 21/12/2007. Đây là trường ĐH hoạt động theo hình thức tư thục (giống với hình thức Dân lập).
Theo Ban tư vấn thì năm 2009 trường sẽ tuyển sinh theo hình thức xét tuyển.
Em muốn đăng ký dự thi vào khoa tiếng anh thương mại, xin cho em hỏi là khoa ấy học chủ yếu về gì? Và sau này xin việc làm nào là thích hợp?(mtmwhitehorse@yahoo.com.vn)
Chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại nhằm đào tạo ra các cử nhân có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có khả năng về chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế xã hội có yêu cầu sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp chính.
Người học nắm vững những kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ, ngôn ngữ Anh, Việt và văn hóa các nước nói tiếng Anh (trước hết là Anh, Mỹ) và văn hóa Việt Nam.
Người học có năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh ở trình độ cao: kết thúc chương trình, người học có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) tương đương với trình độ 4 CAE của ĐH Cambridge (Anh) hoặc 550 điểm TOEFL của ETS (Mỹ) để phục vụ các mục đích nghề nghiệp.
Người học nắm vững kiến thức và kỹ năng thực hành biên dịch, phiên dịch và biết sử dụng các kỹ thuật và phương pháp biên dịch, phiên dịch để hoàn thành nhiệm vụ nghề nghiệp của mình.
Người học nắm vững kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, kiến thức tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực này để phục vụ các mục đích nghề nghiệp.
Người học sẽ phát triển các năng lực và kỹ năng khác cần thiết để làm việc và phát triển trong môi trường làm việc hội nhập như kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, đàm phán, năng lực hợp tác, chia sẻ, năng lực quản lý và năng lực tự học để học tập liên tục, học tập suốt đời.
Các vị trí công tác mà một cử nhân Tiếng Anh thương mại có thể đảm nhận tốt nhất bao gồm:
Phiên dịch, biên dịch, quan hệ quốc tế và đối ngoại tại các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế.
Nhờ được trang bị một khối lượng kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, một cử nhân Tiếng Anh thương mại cũng có thể làm việc tại các vị trí khác trong các phòng chức năng của các tổ chức, với lợi thế đặc biệt về sử dụng Tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn.
Bình luận (0)