Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Học nghề là xu hướng mới

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay doanh nghip có xu hưng tr lương theo năng lc ch không theo bng cp. Vì vy, hc ĐH hay TC-CĐ ngh không còn quan trng, quan trng là k năng đ thích ng vi môi trưng lao đng.

Hc sinh THPT tìm hiu ngành ngh đào to ti Ngày hi tư vn, tuyn sinh và hưng nghip do S LĐ-TB&XH TP.HCM t chc năm 2019

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 chỉ để xét công nhận tốt nghiệp chiếm đến 27,8%, tỷ lệ này ở năm 2017 là 25% và năm 2018 là 25,7%.

Hc sinh ch đng vào trưng ngh

Theo ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Thủ Đức), không phải tổng số 27,8% thí sinh này đều đăng ký học nghề mà có thể đi du học, hay tham gia thị trường lao động…, nhưng đây là một tín hiệu vui cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp. “Nếu như những năm trước, điểm đầu vào của các trường nghề rất thấp thì năm 2019 cao bằng, thậm chí hơn điểm đầu vào của một số trường ĐH, đặc biệt là điểm chuẩn nhóm ngành kỹ thuật”, ông Cường dẫn chứng.

Ghi nhận từ các trường nghề, các ngành nghề thu hút người học trong những năm gần đây là cắt gọt kim loại, hàn, công nghệ kỹ thuật ô tô, tự động hóa, bảo trì máy CNC, logistics… Nhóm ngành sức khỏe như điều dưỡng, dược, chăm sóc sắc đẹp cũng thu hút sự quan tâm của người học, bởi hiện nay nhóm ngành này không đủ nhân lực để cung cấp cho thị trường trong nước và ngoài nước (thiếu nhân lực xuất khẩu sang Đức và Nhật Bản). Ông Lâm Văn Quản (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế TP.HCM) nhìn nhận trước đây học sinh đăng ký học nghề khi không còn lựa chọn nào khác, nhưng những năm gần đây các em xác định học nghề để lập thân, vào ĐH gần như không còn là xu hướng.

Ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) khẳng định một số trường nghề trước đây còn vất vả trong tuyển sinh, mỗi năm chỉ tuyển đạt 50%, thậm chí chưa được 50% chỉ tiêu, nhưng 6 tháng đầu năm 2019 đã tuyển gần đủ chỉ tiêu. Điều này cho thấy sự nỗ lực của các trường trong việc tìm giải pháp tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo. “Bên cạnh nhận thức của người học về hệ thống giáo dục nghề nghiệp có sự thay đổi, việc quy hoạch lại ngành nghề như mạnh dạn loại những ngành nghề có nhu cầu thấp, tập trung đầu tư mở ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hay liên kết với doanh nghiệp xây dựng chương trình, trực tiếp tham gia đào tạo nghề đã giúp các trường có được vị thế mới”, ông Lâm đánh giá.

Hc ngh có cơ hi vic làm cao

Ông Trần Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) nhìn nhận cánh cửa vào ĐH hiện nay rất rộng, học sinh dễ dàng có được một suất học ở bậc này nhưng các em vẫn lựa chọn học nghề trình độ TC-CĐ, trong số đó nhiều em có học lực khá, giỏi. Vì sao có nghịch lý này? Ông Tuấn giải thích: “Học nghề cơ hội việc làm luôn cao hơn ĐH, đặc biệt là ở 9 ngành dịch vụ và 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu. Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, TP.HCM cần 300 ngàn lao động, trong đó nhu cầu trình độ sơ cấp nghề là 63 ngàn; TC 84 ngàn; CĐ 48 ngàn; ĐH 54 ngàn và trên ĐH là 6 ngàn”.

Ông Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách Khoa TP.HCM) cho biết các trường nghề đã và đang nỗ lực liên kết, xây dựng chương trình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, đào tạo những gì mà xã hội cần. Vì vậy khi ra trường, người học không quá lo lắng về việc làm. Trong khi đó, đại diện bộ phận tuyển sinh của Trường CĐ Nghề số 7 (Bộ Quốc phòng) cho hay, ngoài những ưu điểm của học nghề như 70% thời gian thực hành, học lý thuyết chỉ 30%, dễ dàng liên thông lên ĐH…, chương trình đào tạo bám sát thực tế doanh nghiệp là cơ sở để học sinh lựa chọn trường nghề. Theo đó, ngay từ năm 2, năm 3, người học đã được thực hành, làm việc tại doanh nghiệp như một kỹ thuật viên thực thụ. Ở môi trường này, các em được trau dồi kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, trong đó có văn hóa doanh nghiệp, ý thức làm việc…

Ông Lưu Đức Tiến (Phó ban Đào tạo Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) nói: Hiện nay việc học ĐH hay trường nghề không còn quan trọng khi hầu hết doanh nghiệp đang có xu hướng trả lương cho người lao động theo năng lực. Do đó, dù người lao động có bằng ĐH nhưng năng lực hạn chế thì cũng không có giá trị gì.

T.Anh

 

Bình luận (0)