Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Học nghề sau THCS không phải là “chín ép”

Tạp Chí Giáo Dục

La chn nguyn vng thi tuyn sinh lp 10 công lp như thế nào? Hc ngh sau THCS có phi là “chín ép”?… Tt c nhng băn khoăn này ca ph huynh và hc sinh đã đưc các chuyên gia gii đáp, làm rõ trong chương trình tư vn “Tuyn sinh, hưng nghip hc sinh sau THCS” ln th 6 năm hc 2020-2021 din ra ti Trưng THCS Sương Nguyt Anh (Q.8), Trưng THCS Nguyn Văn T (Q.10) mi đây.


Ph huynh hc sinh Trưng THCS Nguyn Văn T (Q.10) đt câu hi cho ban tư vn

Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của nhiều trường TC, CĐ trên địa bàn TP.HCM.

Xác đnh “đim rơi năng lc” đ chn đúng nguyn vng

Trong chương trình ở Trường THCS Nguyễn Văn Tố, chị Kim Hằng (phụ huynh một học sinh lớp 9) ngậm ngùi kể lại câu chuyện buồn của gia đình trong mùa tuyển sinh lớp 10 công lập năm trước: Năm rồi cháu gái tôi vì không tự tin vào năng lực của mình nên đã đăng ký các nguyện vọng vào những trường THPT dưới sức học. Khi có kết quả thi, so với điểm chuẩn vào trường mà cháu mong ước thì còn dư… 8 điểm. “Sau khi biết kết quả, cháu khóc mấy ngày liền, tiếc nuối vì đã không mạnh dạn lựa chọn trường bản thân mong ước học. Nhưng lúc này mọi việc đã quá muộn, mọi người trong gia đình chỉ biết động viên cháu cố gắng học tập, rèn luyện phát huy ở môi trường mới”, chị Kim Hằng nói.

Theo ông Đỗ Chí Nhân (chuyên viên Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT TP.HCM), câu chuyện trên không phải là hiếm trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập hàng năm. Nguyên nhân đến từ nhiều phía như bản thân người học không thực sự đánh giá được năng lực của mình, gia đình và cả nhà trường không có sự tham vấn rõ ràng giúp các em lựa chọn được đúng trường học, tận dụng hiệu quả các nguyện vọng. “Khi đăng ký lựa chọn nguyện vọng, các em cần phải đánh giá được năng lực học tập của bản thân. Ngoài điểm số thì còn dựa vào bài kiểm tra học kỳ, đánh giá tham chiếu mức độ kiến thức qua bạn bè, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Sau đó, liệt kê các nguyện vọng trường mà mình mong muốn theo học trong khả năng của bản thân để có sự lựa chọn phù hợp”, ông Nhân chia sẻ.

Về câu chuyện lựa chọn nguyện vọng, thầy Nguyễn Duy Tâm (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) nhìn nhận, khi chọn trường đặt nguyện vọng, người học không chỉ cân nhắc vào việc học (năng lực bản thân) mà còn phải xét rộng ra dựa trên nhiều yếu tố khác như địa bàn, khoảng cách, môi trường học tập, thậm chí là cả hướng phát triển của bản thân sau này bởi ngôi trường đó sẽ theo người học suốt 3 năm THPT. “Khi đã xác định được “điểm rơi năng lực” của mình, các em nên liệt kê các trường mà mình có khả năng vào. Tiếp theo, từ những trường đó, các em cần rà soát lại về môi trường học tập với sự trợ giúp của thầy cô và gia đình. Mỗi ngôi trường THPT sẽ có những hướng phát triển, môi trường rèn luyện khác nhau cũng như thế mạnh riêng. Chọn lựa môi trường học tập nào phải chắc chắn rằng các em đã có sự tìm hiểu kỹ về ngôi trường đó, tránh những tiếc nuối về sau”, thầy Tâm lưu ý.

Sau THCS đi hc ngh có quá sm?

“Tốt nghiệp THCS đi học nghề có quá sớm?”. Đây là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh trước những ngã rẽ sau THCS. Cô Nguyễn Thị Minh Châu (Hiệu trưởng Trường THCS Sương Nguyệt Anh) chia sẻ, nhiều phụ huynh vẫn còn quan điểm “học xong lớp 9, con mình còn quá nhỏ để theo học nghề, cảm giác rằng con thiệt thòi hơn so với các bạn khi rẽ sang học nghề”. Vì quan điểm đó mà dù nhiều học sinh có sức học yếu nhưng phụ huynh vẫn tha thiết muốn con thi tuyển sinh lớp 10 công lập, nếu trượt lúc đó mới tính đến chuyện học nghề vẫn chưa muộn. “Đây là mong muốn hết sức chính đáng của phụ huynh, tuy nhiên, nếu sức học của con không thể theo được chương trình học thì 3 năm THPT có thể sẽ là gánh nặng, là áp lực với con. Do vậy, lời khuyên vẫn được nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đưa ra với phụ huynh là hãy thật sự cân nhắc, tham khảo cả mong muốn của con để có lựa chọn phù hợp nhất”, cô Châu nói.


Hc sinh Trưng THCS Sương Nguyt Anh (Q.8) trao đi vi chuyên gia v hưng đi sau THCS

Giải đáp băn khoăn trên của phụ huynh, ông Cao Tùng Minh (đại diện Trường TC Việt Giao) khẳng định, sau tốt nghiệp THCS, học sinh hoàn toàn có thể theo học bậc TC. Câu chuyện học TC sau THCS là câu chuyện phù hợp hay không phù hợp chứ không phải là sớm hay muộn, bởi tùy vào năng lực, sở thích của bản thân học sinh để lựa chọn. “Học sinh tốt nghiệp THCS có thêm 2 đến 3 năm học nghề, tốt nghiệp các em được cấp bằng TC chính quy, vẫn có thể liên thông CĐ, học tiếp lên ĐH. Các em vẫn được học tập, trải nghiệm trong độ tuổi của mình chứ không phải là “chín ép” như phụ huynh lầm tưởng. Thế nên, phụ huynh hãy tham khảo ý kiến của con, xem con mình có khả năng học tiếp bậc THPT hay không, xem xét yếu tố điều kiện kinh tế gia đình trước khi quyết định đăng ký cho con học nghề”, ông Minh cho biết.

Đối với học sinh sau THCS, ông Minh cho biết có một số ngành phù hợp và nhu cầu nhân lực trong xã hội cũng đang khan hiếm như hướng dẫn viên du lịch; khách sạn – nhà hàng; bếp và ẩm thực; kế toán; quản trị doanh nghiệp… “Nếu lựa chọn học nghề, các em nên tìm hiểu trước về các ngành nghề, mong muốn phát triển của bản thân để lựa chọn nghề theo học cho phù hợp. Tham khảo và lựa chọn các trường TC, trường nghề uy tín…”, ông Minh khuyên.

Bài, ảnh: Long Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)