Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Học nghề trước kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

T đng hóa dây chuyn, s dng robot trong sn xut… đã tác đng mnh đến đi ngũ lao đng mt s ngành ngh. D báo trong thi gian gn lao đng chân tay s b thay thế bi t đng hóa, đc bit là trí tu nhân to. Vy hc ngành ngh nào đ cnh tranh trong th trưng lao đng trưc cuc cách mng công nghip 4.0?

Hc sinh THPT Gia Đnh (TP.HCM) tìm hiu thông tin v ngành ngh

Lc hu công ngh s… tht nghip

TS. Trần Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị tri thức, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết cùng với sự chuyển động toàn cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong vài năm tới nhu cầu nhân lực ở Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM tập trung trong các lĩnh vực phân tích dữ liệu (Big data), bảo mật mạng, lập trình ứng dụng di động, công nghệ robot… Gần đây, Việt Nam cũng đã đưa robot vào vận hành tại các doanh nghiệp, bệnh viện, đồng nghĩa với việc lao động chân tay dần bị đào thải và đòi hỏi cao hơn ở nguồn nhân lực. Nếu không trang bị kiến thức về khoa học và công nghệ, xem như người lao động có tay nghề cũng… thất nghiệp. “Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo đang đến gần, một số ngành nghề có thể bị tác động mạnh của tự động hóa như dệt may, bán hàng, lắp ráp điện tử, giao thông vận tải…”, TS. Trần Thanh Tùng nói.

Các chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhận định: Những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong Cộng đồng ASEAN, ước tính có đến 86% lao động trong ngành dệt may – da giày bị tác động bởi tự động hóa. Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM), ở các ngành nghề khác quá trình tự động hóa sẽ lấy con người làm trung tâm, do đó, dây chuyền công nghệ dù hiện đại đến mấy cũng phải cần đến con người vận hành. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của con người trong việc làm chủ công nghệ – người lao động phải học liên tục mới có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng gắt gao của thị trường lao động.

Ông Trần Anh Tuấn cũng cho biết, xu hướng tuyển dụng trong vài năm tới tập trung ở chuyên ngành thương mại điện tử, công nghệ thông tin, lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình, cơ điện tử, robot di động, cơ khí, công nghệ sinh học, công nghệ nano, nông nghiệp công nghệ cao (nuôi, ghép, cấy giống)… Khi thị trường lao động phát triển và hội nhập, người lao động cần phải có một kiến thức nghề nghiệp, đặc biệt là năng lực tổ chức công việc thật hiệu quả. Tuy bằng cấp không phải là yếu tố quyết định đến sự thành công, nhưng ngành nghề nào muốn có thu nhập cao cũng đều phải có sự đầu tư về nghề nghiệp (học nghề) và kỹ năng nghề (gọi chung là giá trị hành nghề).

“Học một ngành có thể làm nhiều nghề, học ngành nào cũng đòi hỏi cần kỹ năng, ngoại ngữ, tin học, khi ấy khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ cao và có thể thích ứng ngay với môi trường làm việc tự động hóa. Không tự mãn với kiến thức và kinh nghiệm mà phải đầu tư thời gian nâng cao tay nghề, có như vậy mới không lạc hậu với khoa học công nghệ đang phát triển từng ngày”, ông Trần Anh Tuấn khuyên.

Tính đến thời điểm này, TP.HCM có 69 trường CĐ, 68 trường TC, 65 trường sơ cấp nghề – trung tâm dạy nghề và 323 cơ sở dạy nghề thường xuyên ngắn hạn. Bình quân hằng năm hệ thống giáo dục nghề nghiệp bậc CĐ-TC tuyển sinh đạt 80% (khoảng 100.000 người, trong đó CĐ: 60.000 sinh viên, TC: 40.000  học sinh).

Nhng nhóm ngành ngh d tìm vic

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2018-2020 đến 2025, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85% tổng nhu cầu nhân lực toàn thành phố. Trong đó nhân lực có trình độ TC và công nhân kỹ thuật chiếm 51%, trình độ CĐ: 5%, ĐH: 17%, trên ĐH: 2%. Mặc dù số lượng việc làm gia tăng đáng kể nhưng cơ hội tìm được việc làm phù hợp chỉ rộng mở cho những người có trình độ chuyên môn vững vàng và có nhiều kỹ năng thích nghi.

Sinh viên CĐ Ngh s 7 (B Quc phòng) làm quen vi thiết b đào to t làm

Kết quả khảo sát của trung tâm này cũng cho thấy đa số các nhóm ngành nghề đào tạo đều có sinh viên, học sinh theo học, tập trung nhiều ở nhóm ngành: kinh doanh – dịch vụ: 25,91% (quản trị kinh doanh, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, marketing, bất động sản, tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán); công nghệ kỹ thuật: 13,18% (công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện và điện tử, công nghệ kỹ thuật máy tính, công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, quản lý công nghiệp); sức khỏe: 9,41% (y học, y học cổ truyền, dịch vụ y tế, dược học, điều dưỡng hộ sinh, răng hàm mặt, hộ lý bệnh viện); máy tính và công nghệ thông tin: 8,95% (truyền thông và mạng máy tính, hệ thống thông tin quản lý, kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính và công nghệ thông tin); kỹ thuật: 6,76% (kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, kỹ thuật hóa học, vật liệu, kim loại và môi trường, kỹ thuật cơ – điện tử, kỹ thuật môi trường); ngoại ngữ: 5,89% (tiếng Anh – Hàn – Nhật – Trung); kiến trúc và xây dựng: 5,17% (kỹ thuật công trình xây dựng, kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng); sản xuất và chế biến: 4,28% (công nghệ thực phẩm, kỹ thuật dệt, công nghệ may, công nghệ da giày). Ngoài ra, các ngành nghệ thuật, thông tin truyền thông, môi trường, logistics, giáo viên… chiếm 20,09%.

Ông Trần Anh Tuấn đánh giá: Số lượng học sinh, sinh viên theo học các ngành nghề cũng phản ánh đúng với xu hướng tuyển dụng lao động hiện tại và thời gian tới. Người học cũng đã đầu tư tìm hiểu kỹ nhu cầu lao động và có thái độ học tập tốt, điều này thể hiện ở giá trị hành nghề.

T.An

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)