Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Học phí tăng với bậc ĐH, giữ nguyên với phổ thông

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo ngh đnh mi ban hành ca Chính ph, hc phí chính thc tăng vi giáo dc ĐH và giáo dc ngh nghip k t năm nay, tuy nhiên gi n đnh đi vi giáo dc mm non, giáo dc ph thông.


Tân sinh viên đóng hc phí nhp hc vào Trưng ĐH Công nghip TP.HCM năm nay

Dù vậy, mức tăng học phí ĐH năm nay cũng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP để phù hợp với điều kiện thực tiễn và giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên. Các chính sách miễn, giảm học phí được quy định tại Nghị định 81 cũng tiếp tục được giữ nguyên để hỗ trợ những đối tượng chính sách và có điều kiện khó khăn.

Tăng thp hơn quy đnh đ gim bt khó khăn cho ngưi hc

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục.

Theo Nghị định 97, học phí từ năm học 2023-2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông được giữ ổn định bằng mức học phí năm học 2021-2022. Với giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp công lập, học phí năm học 2023-2024 tăng so với năm học 2022-2023 nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định 81 để phù hợp với điều kiện thực tiễn và giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên. Các chính sách miễn, giảm học phí được quy định tại Nghị định 81 tiếp tục được giữ nguyên để hỗ trợ những đối tượng chính sách và có điều kiện khó khăn.

Cụ thể, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục ĐH công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm học 2023-2024 từ 1,2 triệu – 2,45 triệu đồng/sinh viên/tháng, tùy khối ngành. So với mức thu hiện nay từ 980 ngàn đồng đến 1,43 triệu đồng/sinh viên/tháng, học phí mới đã tăng cao nhất khoảng 1 triệu đồng. Trong các năm học tiếp theo, học phí sẽ tăng theo lộ trình, cho đến năm học 2026-2027, học phí sẽ nằm trong khoảng từ 1,71 triệu – 3,5 triệu đồng/sinh viên/tháng.

Mức trần học phí từ năm học 2023-2024 đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên từ 1,2 triệu đồng đến 2,1 triệu đồng/học sinh, sinh viên/tháng (tùy nhóm ngành, nghề). Trong các năm học tiếp theo, học phí sẽ tăng theo lộ trình, cho đến năm học 2026-2027, học phí sẽ nằm trong khoảng từ 1,6 triệu đồng đến 2,8 triệu đồng/học sinh, sinh viên/tháng (tùy nhóm ngành, nghề).

Bộ GD-ĐT cho biết, mặc dù Nghị định 97 được Chính phủ chỉ đạo xây dựng, ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn; tuy nhiên trong quá trình xây dựng văn bản, các bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ, có ý kiến nhiều tập thể, cá nhân để tính toán, đánh giá kỹ lưỡng tác động của việc điều chỉnh học phí. Cụ thể như tác động của việc điều chỉnh học phí đến chỉ số giá tiêu dùng CPI và ngân sách Nhà nước; đảm bảo thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục – đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW và  duy trì nguồn lực để các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện nguồn lực Nhà nước đầu tư hạn chế, ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm hằng năm; có các chính sách miễn, giảm học phí cho những đối tượng chính sách, học sinh gia cảnh khó khăn.

Rà soát, điu chnh hc phí theo quy đnh

Tính đến hiện nay, việc thu học phí học kỳ đầu của năm học 2023-2024 đã được các trường ĐH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện. Chính vì vậy, nghị định mới yêu cầu các đơn vị này rà soát, điều chỉnh lại cho phù hợp với mức quy định.

Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ĐH công lập đã ban hành mức thu học phí năm học 2023-2024 theo quy định tại Nghị định 81 thì thực hiện rà soát, điều chỉnh theo quy định của Nghị định 97. Với các cơ sở giáo dục đã được phê duyệt phương án tự chủ tài chính (theo Nghị định số 60 của Chính phủ) được tiếp tục thực hiện cơ chế thu học phí tương ứng với mức độ tự chủ tài chính đã phê duyệt. Trường hợp việc thực hiện thu học phí theo quy định tại nghị định này dẫn đến có biến động về nguồn thu làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính đã được phê duyệt, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm rà soát lại các khoản thu, chi, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để rà soát, chịu trách nhiệm thẩm định để phê duyệt lại phương án tự chủ tài chính cho thời gian còn lại.

S rà soát, xây dng ngh đnh thay thế Ngh đnh 81

Theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát tổng thể, xây dựng nghị định thay thế Nghị định 81/2021/NĐ-CP để xác định lộ trình học phí phù hợp, đảm bảo thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục – đào tạo theo yêu cầu Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và quy định về tự chủ tài chính.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, đảm bảo chính sách miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, đảm bảo việc tiếp cận bình đẳng trong giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ĐH; chính sách phổ cập giáo dục, phân luồng ở cấp phổ thông.


H
c phí bc ph thông không tăng trong năm hc này. nh: Tư vn thông tin tuyn sinh, ngành ngh cho hc sinh TP.HCM

Còn với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, trường hợp hội đồng nhân dân các tỉnh và các cơ sở giáo dục đã ban hành khung học phí hoặc mức thu học phí năm học 2023-2024 theo Nghị định 81 với mức tăng so với năm học 2021-2022 thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm này. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.

Trường hợp hội đồng nhân dân các tỉnh và các cơ sở giáo dục đã ban hành khung học phí hoặc mức thu học phí năm học 2023-2024 theo Nghị định 81 với mức học phí tăng so với năm học 2021-2022 nhưng ngân sách địa phương không đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm thì phải thực hiện điều chỉnh theo quy định tại nghị định này.

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)